“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm hay trong kho tàng văn học Việt Nam được sáng tác bởi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm ngợi ca về vẻ đẹp của dòng sông Hương chảy qua xứ Huế mộng mơ bằng góc nhìn đầy tinh tế và uyên tâm của tác giả. Ngày hôm nay, Báo Song Ngữ sẽ gửi đến bạn một số bài văn phân tích nhân Ai đặt tên cho dòng sông để có thể hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
Hướng dẫn phân tích Ai đặt tên cho dòng sông
Mở bài
Giới thiệu về tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ có vốn hiểu biết sâu rộng, chuyên viết bút ký, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tính và trí tuệ.
Giới thiệu về tác phẩm: Ai đặt tên cho dòng sông thể hiện vẻ đẹp nên thơ của dòng sông Hương và tình yêu của tác giả với thiên nhiên đất nước.
Thân bài
Ý nghĩa nhan đề: nhấn mạnh về vẻ đẹp tuyệt vời của dòng sông Hương, khát vọng của con người muốn mang cái đẹp về cho xứ Huế cùng lòng biết ơn của con người khai phá vùng đất ấy.
Hình tượng của dòng sông Hương qua các ý nghĩa:
- Dòng sông thiên nhiên
- Dòng sông lịch sử
- Dòng sông văn hóa
Hình tượng cái tôi của tác giả
- Quan sát dòng song trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau
- Là nhà văn có lối viết tài hoa, độc đáo và nghệ thuật so sánh, liên tưởng đặc biệt
- Cái tôi với tình yêu thiên nhiên, quê hương và đất nước tha thiết
Kết bài
- Đánh giá nghệ thuật nổi bật
- Cảm nhận về tác phẩm
Thực hành phân tích Ai đặt tên cho dòng sông
Bài số 1
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người sở hữu vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tác phẩm của ông thường có mối liên hệ mạnh mẽ giữa chữ trình và trí tuệ. Trong số những tác phẩm để đời của ông chúng ta không thể nhắc tới Ai đặt tên cho dòng sông. Đây được xem mà một bài bút ký xuất sắc của tác giả, thể hiện phong các của một nhà văn uyên bác và tài ba.
Ngay từ nhan đề tác giả đã gợi cho người đọc cảm giác hứng thú, tò mò đồng thời cũng mở ra một huyền thoại của dòng sông Hương. Để có thể lột tả hết vẻ đẹp của dòng sông thơ mộng này, tác giả đã liên hệ trên nhiều góc độ khác nhau. Đầu tiên là phương diện về địa lý với cảnh sắc thiên nhiên quyến rũ và đa dạng. Khi trong rừng núi Trường Sơn thì sông Hường giống như một bản trường ca của rừng già vừa huyền bí vừa thâm u.
Nơi đây chính là điểm khởi nguồn của dòng chảy gắn liền với đại ngàn núi rừng Trường Sơn huyền thoại. Con sông toát lên vẻ đẹp hùng vĩ với nét nhẹ nhàng trữ tình nhưng ẩn chứa một sức sống vô cùng mãnh liệt. Tác giả khéo léo ví dòng sông Hương như một cô gái Digan vô cùng quyến rũ, phóng thoáng và gan dạ. Bằng nghệ thuật nhân hóa, dòng sông Hương hiện ra với một vẻ đẹp hoang dại nhưng đầy tính tứ.
Ra khỏi khu rừng, dòng sông bỗng chốc trở nên thật “dịu dàng và trí tuệ”, góp phần bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của xứ Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất kỳ công và sử dụng con mắt tinh tế của mình để có thể thấu hiểu từng vẻ đẹp của dòng sông. Ông nhận thấy dòng sông Hương giống như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi đến đánh thức”.
Hành trình về xuôi của dòng sông Hương giống như một tuyệt cảnh, mỗi một vị trí, mỗi một địa danh lại là một lớp áo khoác mới với vẻ đẹp riêng. Khi thì như tấm lụa mềm, khi lại xanh thăm thẳm… Tác giả liên tưởng tới người con gái khi yêu, không chỉ dâng tặng tình yêu mà còn luôn hoàn thiện và phơi bày vẻ đẹp của mình.
Trong không gian kinh thành Huế cổ kính, u tịch, dòng sông Hương hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Khi bắt đầu đi vào thành phố, sông Hương được ví như người tình duyên dáng và vui vẻ. Khi gặp tiếng chuông Thiên Mụ dòng sông vui hẳn lên, sông Hương làm duyên làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào thành phố. Sông uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến càng tôn lên nét đẹp nhẹ nhàng, duyên dáng như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
Khác với nét hoang dại, mãnh liệt khi ở Trường Sơn, khi vào tới thành phố sông Hương chảy chậm lại, có chăng “chỉ còn một hồ yên tĩnh”. Với vốn kiến thức của mình, tác giả lý giải qua nhiều góc độ: đặc điểm tự nhiên và đặc biệt là lời lý giải từ lý lẽ của trái tim. Theo đó, dòng sông chảy chậm là do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa. Ngay cả khi rời xa nó còn lưu luyến quay trở lại một lần nữa. Không chỉ nhìn sông Hương từ góc nhìn địa lý, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn đi sâu vào lịch sử để khám phá một vẻ đẹp khác của sông Hương.
Dòng sông Hương trong trí tưởng tượng đầy tài hoa và sáng tạo của tác giả còn thể hiện cho tính cách con người xứ Huế. Đó là một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa, kín đáo và dịu dàng, chung thủy và sâu sắc.
Trong bài tùy bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được đặt trong một cái nhìn tổng thể từ địa lý, văn hóa cho tới lịch sử,… Chúng càng làm nổi bật hơn nét quyến rũ và vẻ đẹp thơ mộng được lắng đọng trong các giá trị văn hóa.
Tác phẩm “Ai đặt tên cho dòng sông” đem đến cho chúng ta cái nhìn toàn diện về sông Hương. Bên cạnh đó còn là tình yêu sông Hương, yêu xứ Huế chân thành của tác giả. Đồng thời bài bút ký cũng là tác phẩm thể hiện tài nghệ thuật bậc thầy của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Bài số 2
Tác phẩm “Ai đặt tên cho dòng sông” là một bài bút ký cực kỳ nổi tiếng của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường – một con người tài hoa với vốn hiểu biết phong phú. Tác phẩm của ông đã lột tả được hết vẻ đẹp, giá trị và linh hồn của dòng sông Hương thơ mộng, mang đậm nét đặc trưng và dấu ấn của xứ Huế mộng mơ.
“Ai đặt tên cho dòng sông” được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường viết theo thể loại bút ký, ghi lại những tình cảm và cảm xúc sâu sắc nhất của con người. Qua giọng văn của ông, sông Hương hiện lên thật ấn tượng, một vẻ đẹp ngỡ thân quen nhưng vẫn luôn ẩn chứa những điều huyền bí. Con sông này chảy qua thành phố Huế và cũng là con sông duy nhất có dòng chảy qua trung tâm vì thế mà nó luôn mang một nét đặc trưng riêng của Huế không nơi nào có được.
Dưới ngòi bút sâu sắc và tinh tế, tác giả cho chúng ta thấy một dòng sông lộng lẫy và mê hoặc, sông Hương hiện lên với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau về cả không gian và thời gian. Và dù ở góc độ nào đi chăng nữa thì dòng sông ấy vẫn luôn rất đẹp và thơ mộng như thế.
Đầu tiên, tác giả cho chúng ta thấy dòng sông Hương khi ở thượng nguồn giống như “một cô gái di gan phóng khoáng và man dại; tự do và trong sáng”. Sông Hương hiện lên với một nét đẹp đầy mê hoặc, như bản trường ca của rừng già, có lúc thì rầm rộ và mãnh liệt, khi thì dịu dàng và say đắm như bông hoa đỗ quyên rừng chói lọi.
Dường như chỉ có màu đỏ đầy hoang dại ấy mới toát lên được vẻ đẹp tuyệt vời của sông Hương, tinh tế và đầy mê đắm, cũng giống như nét đặc trưng của xứ Huế trữ tình. Dòng sông duy nhất chảy qua thành phố Huế nên vẻ đẹp của sông Hương luôn chứa đựng nét văn hóa độc đáo, thăng trầm và cũng rất đỗi quyến rũ, huyền bí của cố đô Huế. Trong mắt của tác giả, sông Hương như “người con gái dịu dàng, đằm thắm, mềm mại trong lòng Huế”.
Để rồi khi rời xa thượng nguồn đến với thành phố, con sông lại trở nên mê đắm lòng người. Cô gái digan hoang dại “vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thẫm, trầm mặc như triết lý….; cho đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng như mềm hẳn đi, như một tiếng vang không nói ra của tình yêu.”
Những câu văn ấy thật nhẹ nhàng mà vô cùng lãng mạn, tình tứ được tác giả viết lên cho thấy Sông Hương dường như đẹp hơn, mềm mại và mê đắm hơn khi về thành phố, len lỏi vào suy nghĩ của người đọc một cách chân thực nhất.
Dòng sông Hương còn là một nhân chứng lịch sử khi chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi, những lúc thăng trầm của cố đô Huế. Sông Hương vẫn luôn tồn tại như thế, biết bao nhiêu sự việc, trải qua bao nhieu năm tháng, chẳng biết từ khi nào con sông ấy đã gắn liền với Huế.
Chỉ bằng những câu văn giản dị và tinh tế, cùng một tình yêu tha thiết và chân thành với xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc một hình ảnh sông Hương lãng mạn, thơ mộng hơn bao giờ hết, khiến cho ai cũng muốn một lần được đến Huế để đắm mình trong khung cảnh đầy mộng mơ đấy.
Như vậy, chúng ta vừa đến với 2 bài văn phân tích Ai đặt tên cho dòng sông, hy vọng sẽ mang đến cho các bạn học sinh những ý tưởng hay nhất để hoàn thành bài làm văn của mình. Báo Song Ngữ chúc bạn học tập tốt và đạt được nhiều điểm cao trong quá trình học nhé.
XEM THÊM: