Home BlogVăn học Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm [2 BÀI MẪU]

Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm [2 BÀI MẪU]

by Admin




Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là một trong những thi sĩ nổi tiếng của nền văn thơ Việt Nam. Ông đóng góp cho nghệ thuật nước nhà rất nhiều tác phẩm hay đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó chúng ta không thể bỏ qua bài thơ “Nhàn” – thể hiện tâm hồng và nhân cách đẹp, đề cao triết lý sống của tác giả. Mời bạn cùng Báo Song Ngữ tham khảo những bài văn cảm nhận về bài thơ Nhàn để thấy được ý nghĩa cao cả ẩn chứa trong từng câu từ.

Hướng dẫn viết bài văn cảm nhận về bài thơ Nhàn

Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm Nhàn

Thân bài

  • Khái quát về bài thơ: hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội dung
  • Phân tích hai câu đề: hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Phân tích hai câu thực: quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Phân tích hai câu kết: triết lý sống nhàn
  • Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

Kết bài

Khái quát giá trị nội dung bài thơ Nhàn và nêu cảm nghĩ của bản thân

Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thực hành viết bài văn cảm nhận về bài thơ Nhàn

Bài số 1:

Nền văn học thời trong đại mang đến cho chúng ta nhiều áng thơ hay với giá trị nhân văn to lớn. Trong đó, tác phẩm “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một bài thơ hay. Bài thơ được sáng tác trong thời gian tác giả về quê ở ẩn, đề cập tới một triết lý sống thanh cao, không vì lợi danh mà làm những trái lương tâm.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Câu thơ đầu mở ra với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc nơi vùng quê yên bình: “mai, cuốc, cần câu”, chúng ta có thể bắt gặp những công cụ này ở thôn dã, nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh của những người nông dân. Tác giả đã khéo léo vẽ nên một nhân vật trữ tình, mặc dù là một lão nông nhưng lại có một tư thế đạo mạo như một bậc đại nho. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng biện pháp lặp từ cùng sự ngắt nhịp thoải mái khiến lời thơ vang lên như một tiếng sấm rạch ròi, chứng tỏ ông đang hưởng thụ một cuộc sống với nhiều niềm vui, hạnh phúc, đặc biệt là được làm những gì mình thích.

“Thơ thẩn” chính là trạng thái nhàn nhã, ung dung và hài lòng với sự lựa chọn của mình. Đại từ phiếm chỉ “ai” khẳng định ai cũng có cho mình một thú vui riêng và chính nhà thơ cũng vậy. Hai câu thơ đầu cho người đọc cảm nhận được “nhàn” không phải là lánh đời mà đó chính là sự lựa chọn của bản thân, được sống và làm việc theo sở thích, tự do tự tại.

Nếu 2 câu thơ đầu nói lên một cuộc sống tự do tự tại thì hai câu thơ sau chính là sự lý giải về sự lựa chọn đó:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao”

“Ta” chính là tác giả còn “người” là ai, đó không phải là tất cả mọi người, mà nhà thơ muốn nói đến những kẻ ham công danh lợi lộc. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi vắng vẻ không phải là nơi hoang vu hẻo lánh, mà đó là nơi để lánh đời, tránh xa khỏi những phồn hoa, xô bồ và giat tạo, sống  khác hẳn với chống quan trường và tác giả hài lòng với chính sự lựa chọn. Tâm hồn cũng nhờ vậy mà trong sáng và thanh sạch hơn.

Tác giả sử dụng cách nói ngược “dại” mà thực chất là “khôn”, còn “khôn” lại thực chất là “dại”. Đó là một sự lựa chọn sáng suốt khi sống đối lập với rất nhiều người, không màng lợi danh và không muốn sống trong ganh đua, ghen tỵ. Thay vào đó, cuộc sống sẽ luôn được tự tại và an nhiên bởi:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều lợi ích, mùa nào thì gắn với sự vật ấy chẳng cần phải mất nhiều công sức tìm kiếm. Có thể hiểu đây là một hình ảnh tự cung tự cấp, nhưng vẫn tạo được cảm giác đầy đủ và vui vẻ. Dù thức ăn trong tự nhiên đạm bạc  Tác giả muốn chứng minh một đạo lý: Không có bất kỳ điều gì có thể can thiệp vào quy luật của tự nhiên, khuyên con người hãy sống theo tự nhiên. Những món ăn đơn giản nhưng mang vẻ nhàn thanh cao chứ không phải là cái nhàn tục của hạng người phú quý biếng nhác. Bởi vậy mà khi nghe câu thơ này, lòng người bỗng trở nên nhẹ bẫng, lâng lâng với một niềm vui, không gần gắng gượng để làm điều gì.

Tác giả lựa chọn một cuộc sống nhàn cũng bởi đời ô trọc, và tận sâu trong con người ông vẫn chưa thực sự nhàn khi vẫn còn nhắc chuyện công danh.

“Rượu đến cội cây ta vẫn uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Trong 2 câu thơ này, tác giả thể hiện một cái nhìn khá bi quan về công danh, phú quý khi thấy chúng chỉ như là một giấc chiêm bao, không hề có ý nghĩa, không có giá trị đích thực. Nguyễn Bỉnh Khiêm như muốn nhắn nhủ với người đọc rằng đừng quá xem trọng phụ quý, hãy đứng cao hơn nó và đừng làm nô lệ cho nó. Với suy nghĩ đó, ông hoàn toàn quay lưng với công danh, lấy nhàn làm chân lý sống, cảnh tỉnh con người cần phải sáng suốt trước những lợi lộc trước mắt.

Bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao nhân cách sống thanh cao, tránh xa những danh vọng, lợi lộc tầm thường, hướng tới một lối sống thiện tâm. Mặc dù vậy thì ở xã hội hiện tại, chúng ta cũng chỉ nên tìm cho mình những phút giây “nhàn” khi cuộc sống số khăn mà thôi. Để thay đổi, bản thân chúng ta phải thật cố gắng, nếu không sẽ bị đào thải.

Cảm nhận về bài thơ Nhàn

Bài số 2

Tác phẩm “Nhàn” được nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác khi quyết định trở về quê hương để ở ẩn. Ông là một thi sĩ tiêu biểu, có một tâm hồn và nhân cách sống đẹp. Nhàn là một bài thơ thể hiện rõ 4 triết lý sống sâu sắc gói gọn trong 1 chữ “nhàn” và được phân chia bố cục vô cùng chặt chẽ.

Mở đầu bài thơ tác giả viết:

“Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Hai câu thơ mở đầu đã tạo ấn tượng ngay cho người đọc với điệp ngữ “một” lặp lại 3 lần trong một dòng thơ. Tác giả liệt kê ta những đồ vật vô cùng quen thuộc gắn liền với bóng dáng của nhà nông chân chất “mai”, “cuốc”, “cần”. Nó còn mang bóng dáng của một tao nhân mặc khách, chỉ cần như vậy đã có thể thấy một cuộc sống an nhàn thư thái của nhân vật trữ tình.

Kết hợp với điệp từ “một” tác giả sử dụng từ láy “thơ thẩn” để miêu tả trạng thái của mình. Một dáng người thoải mái, ung dung với trạng thái tâm hồn an nhiên thanh nhàn không vướng chút bụi trần. Câu thơ như một lời thách thức của chính tác giả đối với người đời, mặc cho “ai” có thú vui nào đi chăng nữa thì ta vẫn chọn thú vui an nhàn nơi thôn quê yên bình. Một lời thách thức với phong thái ung dung, tâm hồn thanh thản và vui thú điền viên.

Chân dung của nhân vật chữ tình và triết lý nhàn của thi nhân được khái quát đầy đủ qua 2 câu thơ tiếp theo:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập sự vậy, dùng “nơi vắng vẻ” để đối với “chốn lao xao”. Nơi vắng vẻ mà ông nói đến chính là chốn quê thanh bình, an nhàn vô lo vô nghĩ, nơi mà thâm hồn của con người có thể hòa vào cùng thiên nhiên. Chống lao xao chính là nơi quan trường đầy rẫy những ồn ào, phiền não, sự ghen ghét của danh lợi. Ta giả nói mình “dại” khi tìm tới “nơi vắng vẻ”, người “khôn” thì tìm “chốn lao xao” nhưng thực chất lại là ngược lại, “dại” có nghĩa là khôn mà “khôn” lại có nghĩa là dại. Lối nói ngược này mang ý nghĩa mỉa mai khi mà chốn lao xao kia toàn những dục vọng tham lam, luôn phải tính toán, suy nghĩ liệu có thực sự sung sướng? Hai câu thơ như muốn chế giễu những người cứ lao đầu vòng vòng xoáy lợi danh, còn tác giả chọn cuộc sống “nhàn” thể hiện khí chất thanh cao trong sạch.

Rời bỏ những danh vọng đó, tác giả về với vùng quê yên bình để hòa mình với thiên nhiên, sống một cuộc sống đơn giản và bình dị:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Măng, tre, trúc, giá đều là những món ăn dân giã từ thiên nhiên, dễ dàng tìm thấy nơi miền quê. Chúng trở thành thức ăn quen thuộc mỗi ngày trong đời sống sinh hoạt, thu thì lên rừng hái măng, mùa đông thì về ăn giá. Đặc biệt hơn khi tác giả nói “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”, câu thơ khắc họa hình ảnh rất đỗi thân quen ở làng quê Việt. Khi trở về với thiên nhiên, với làng xóm, Nguyễn Bỉnh Khiêm thực sự hòa mình với thôn quê thuần hậu. Cuộc sống thanh đạm, thành thơi là một thú vui an nhàn, mùa nào thức nấy, một cuộc sống mà nhiều người ngưỡng mộ nhưng không phải ai cũng làm được.

Từ những thứ sinh hoạt đời thường ở những câu thơ trên thì đến với hai câu kết, tác giả đúc kết tinh thần, triết lý sống cao đẹp:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Điển tích “cội cây” được tác giả sử dụng như muốn nói rằng đối với ông phú quý công danh chỉ là thứ phù phiếm, là áng phù vân trôi nổi được rồi sẽ mất như một giấc chiêm bao mà thôi. “Nhàn” ở đây là coi thường vinh hoa phú quý, là một triết lý sống đáng trân trọng. Nó không phải là quan niệm nhân sinh, không phải là cứu cánh mà chỉ là một phương thức tư duy. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà là tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn chứ không phải là lười nhác, suy cho cùng thì đó là sự bảo vệ thanh giá, danh tiếng của mình trong thời loạn, giữa vòng xoáy lợi danh. Nhàn là không để những dục vọng xấu xa làm mờ ám lương tâm, vẩn đục tâm hồn, còn tình yêu nước chắc chắn sẽ không bao giờ nguội lạnh.

Bài thơ “Nhàn” chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa triết lý và trữ tình, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là một tâm hồn yêu thiên nhiên, mong muốn hòa hình cùng thiên nhiên, tránh xa danh lợi trần thế. Tác phẩm mang một triết lý sống đẹp đáng nể mà bao thế hệ nên học tập để có được một cuộc sống “nhàn”.

Hi vọng với những bài văn mẫu Cảm nhận về bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm trên đây cũng đã mang đến cho các bạn học sinh những bài văn sâu sắc và độc đáo. Hãy theo dõi, tham khảo các bài văn mẫu trên mà Báo Song Ngữ mang đến cho các bạn nhé.

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment