Lập dàn ý bài văn thuyết minh giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng hoàn thành bài thuyết minh của mình một cách hiệu quả. Vậy dàn ý chung cho một bài văn thuyết minh như thế nào, có điều gì cần phải lưu ý hay không. Mời bạn cùng Báo Song Ngữ theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Các bước lập dàn ý bài văn thuyết minh
Bước 1: Xác định đề bài
Xác định đề tài cần thuyết minh về đối tượng nào
Lưu ý: Học sinh cần phải xác định được những vấn đề liên quan đến đối tượng, hiểu rõ ràng, đầy đủ và chính xác về nó.
Bước 2: Lập dàn ý
Mở bài
- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh
- Tạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh
Thân bài
Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.
- Nguồn gốc, xuất xứ
- Đặc điểm
- Ý nghĩa…
Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung
Kết bài
Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng đề cập trong bài.
Lập dàn ý bài văn thuyết minh cho từ chủ đề cụ thể
Đề 1: Trình bày 1 quy trình sản xuất hay quá trình học tập
Mở bài
Giới thiệu về quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập
Thân bài
- Mô tả quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập
- Bắt đầu như thế nào?
- Diễn biết các công đoạn (các bước, quá trình, giai đoạn..) ra sao?
- Những khó khăn trong quá trình đó là gì, khắc phục như thế nào?
- Kết quả của quá trình sản xuất/học tập là gì, chất lượng và giá trị ra sao?
Kết bài
Nhận xét về quy trình sản xuất/học tập
Ý nghĩa, bài học được rút ra
Đề 2: Thuyết minh về ngôi trường của mình
Mở bài:
Giới thiệu về ngôi trường
Thân bài
- Lịch sử hình thành của trường
- Cảnh quan xung quanh của ngôi trường, các công trình xây dựng, các phân khu lớp học,….
- Số lượng học sinh, giáo viên trong trường
- Truyền thống học tập của trường và những thành tích đã đạt được của trường
Kết bài
Cảm nhận về ngôi trường và suy nghĩ của bản thân
Đề 3: Thuyết minh về một tấm gương học tập tốt
Mở bài
Giới thiệu một vài nét chính về tấm gương học tập tốt
Thân bài
- Môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình của người đó
- Những thành tích mà tấm gương đó đã đạt được là gì
- Quá trình phấn đấu để có được thành quả như ngày hôm nay
- Phương pháp học tập của tấm gương đó
Kết bài
Khẳng định về tấm gương học tập đó
Suy nghĩ và rút ra cho mình học học để dựa vào đó phát triển bản thân
Đề 4: Thuyết minh về một tác giả văn học
Mở bài
- Giới thiệu về tác giả cần thuyết minh
- Vị trí của tác giả đó đối với nền văn học
Thân bài
- Những nét chính về cuộc đời của tác giả
- Sự nghiệp văn học của tác giả đó
- Các tác phẩm chính của tác giải
- Giá trị nghệ thuật văn thơ được sử dụng trong các tác phẩm
Kết bài
Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như văn học của tác giả đó.
Đề 5: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh
Mở bài
Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh mà bạn sẽ chọn cho bài viết của mình
Nêu cảm nghĩ của mình về danh lam thắng cảnh đó
Thân bài
- Giới thiệu khái quát: vị trí địa lý, diện tích, phương tiện di chuyển, cảnh vật xung quanh
- Giới thiệu về lịch sự hình thành và phát triển: Nguồn gốc hình thành, thời gian xây dựng, ý nghĩa tên gọi…
- Giới thiệu về cảnh vật, kiến trúc của danh lam thắng cảnh đó: khi nhìn từ xa, chi tiết..
- Ý nghĩa về văn hóa, lịch sử của danh lam thắng cảnh đối với địa phương, đất nước…
Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của danh lam thắng cảnh và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Đề 6: Thuyết minh về một món ăn
Mở bài
Giới thiệu về món ăn
Thân bài
- Nguồn gốc món ăn
- Cách chế biến món ăn
- Phân loại món ăn
- Ý nghĩa của món ăn
Kết bài
Khái quát lại món ăn
Nêu cảm nghĩ của mình
Để 7: Thuyết minh về một con vật
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu con vật
Thân bài
- Nguồn gốc của con vật đó
- Hình dáng, đặc điểm đặc trưng và tập tính vốn có của nó
- Vai trò của con vật đố trong đời sống
Kết bài
Khẳng định lại vai trò của con vật đó đối với cuộc sống con người và cảm nhận của bản thân
Đề 8: Thuyết minh về chiếc áo dài
Mở bài
Giới thiệu chung về áo dài – Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Thân bài
- Nguồn gốc, lịch sử hình thành áo dài
- Chất liệu làm nên áo dài: may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the…
- Kiểu dáng của chiếc áo dài
- Giá trị văn hóa và ý nghĩa của chiếc áo dài
Kết bài
Khẳng định lại nét đẹp, ý nghĩa và nêu cảm nhận của em về chiếc áo dài
Như vậy, Báo Song Ngữ vừa chia sẻ đến bạn một số dàn ý bài văn thuyết minh phổ biến. Hy vọng sẽ cho bạn một nền tảng phù hợp để có thể hoàn thành bài làm của mình một cách xuất sắc nhất.
XEM THÊM:
- Thuyết minh về trường em
- Thuyết minh về món ăn dân tộc Việt Nam
- Dàn ý thuyết minh về chiếc bánh chưng truyền thống