Tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân là một câu chuyện đặc sắc nói về tình yêu quê hương đất nước của những người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của câu chuyện là ông Hai – lão nông chất phát, hồn hậu cùng tình yêu làng quê, đất nước tuyệt vời. Đề tài “Phân tích nhân vật ông Hai” trong truyện ngắn “Làng” là một chủ đề hay được nhiều thầy cô, các bạn học sinh và cả phụ huynh quan tâm. Nhằm giúp các bạn học sinh tham khảo, tích lũy vốn từ để hoàn thành bài làm của mình, Báo Song Ngữ sẽ chia sẻ đến bạn dàn ý cùng một số bài văn mẫu hay nhất, hãy cùng theo dõi nhé.
Hướng dẫn viết bài phân tích nhân vật ông Hai
Cũng giống với nhiều bài văn khác, để có được một bài viết hoàn chỉnh với đầy đủ ý bước đầu tiên chính là lập dàn bài. Dàn bài của bài văn phân tích nhân vật chính ông Hai trong tác phẩm Làng như sau:
Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân
- Giới thiệu khái quát tác phẩm Làng
- Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng
Thân bài
Luận điểm 1: Khái quát về nhân vật ông Hai và tình huống dẫn đến sự chuyển biến tâm trạng của ông
Ông Hai là một người nông dân luôn tự hào về làng, yêu quê hương đất nước, mọi niềm vui hay nỗi buồn của ông đều xoay quanh làng chợ Dầu.
Nhân vật ông Hai được tác giả đặt trong tình huống làng chợ Dầu theo làm giặc Việt gian để có tính thử thách cao để có thể bộc lộ tâm trạng tình thấy được chuyển biến tâm trạng của ông.
Luận điểm 2: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong suốt câu chuyện
- Khi đang vui mừng tin thắng trận khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ, ông bất ngờ, choáng váng
- Ông trấn tĩnh bản thân và hỏi lại người phụ nữ tản cư, sau đó là cảm giác sững sờ, xấu hổ, ngượng ngủ nhưng cố ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về.
- Khi nhìn thấy đàn con ở nhà ông càng thêm lo lắng, tủi hổ
- Khi nghe tiếng chửi của bọn gian nỗi tủi hổ khiến ông không dám ra ngoài
Nhận xét: Tác giải đã diễn đạt một cách chi tiết về nỗi sợ hãi, lo lắng của ông Hai, cảm giác đó ám ảnh ông thường xuyên, khiến tâm trạng ông luôn xót xa, đau khổ và tủi nhục khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Một cuộc xung đột lớn rất gay gắt xảy ra thể hiện tình yêu làng yêu nước của ông, ông nhất quyết lược chọn theo cách mạng.
- Ông nói chuyện với đứa con chưa hiểu sự đời, thực chất là để tỏ nỗi lòng về tình yêu làng, sự chung thủy với cách mạng của mình.
- Ông như sống lại, hân hoan và hạnh phúc khi nghe tin làng cải chính, không còn đau đớn, tủi hờn hay xót xa nữa.
Luận điểm 3: Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Kim Lân
- Khai thác chiều sâu tâm trạng bằng cách đặt nhân vật vào tình huống thử thách
- Thể hiện tâm trạng nhân vật một cách tài tình từ ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
Kết bài
Tâm trạng ông Hai được miêu tả đúng với nhiều cung bậc, thể hiện sự tinh tế và chân thật, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự day dứt, ám ảnh trong tâm trạng.
Tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào và hãnh diễn của nhân vật về nơi mình sinh sống.
Chứng tỏ tác giả Kim Lân có một vốn từ phong phú, nghệ thuật miêu tả tâm trạng đặc sắc và hơn hết là ông rất am hiểu về người nông dân.
Thực hành phân tích nhân vật ông Hai
Bài 1:
Kim Lân là một nhà văn được biết đến với sở trường về cuộc sống và con người ở các vùng quê nông thôn Việt Nam. Ông đã để lại cho kho tàng văn học rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó phải kể đến “Làng” ở giai đoạn sau Cách mạng tháng 8. Một tác phẩm gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến trong tình cảm của con người nông dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm – Ông Hai, người đàn ông với một tình yêu làng, yêu quê sâu sắc.
Truyện ngắn “Làng” ra đời vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược. Câu chuyện xoay quanh nhân vật ông Hai và tình yêu đối với làng chợ Dầu của mình. Kết thúc câu chuyện đơn giản và nhân văn, ông Hai trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn đất nước đang phải kháng chiến chống quân xâm lược.
Tình yêu làng của ông Hai đã ngấm vào máu thịt trong con người ông, chúng được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi. Tình yêu đặc biệt ấy có thể chia thành 3 giai đoạn chính: khi ở làng tản cư, khi nghe tin làng mình theo Việt gian và khi nghe tin làng đã cải chính theo cách mạng.
Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng da tiết, tâm trí ông luôn hướng về những ngày hoạt động kháng chiến, cùng đồng đội, anh em đào ụ, xẻ hào để bảo vệ làng. Rồi có nhiều thay đổi, ông phải tản cư đến nơi khác. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ông vẫn hướng về làng Dầu yêu dấu của mình, đó cũng chính là động lực làm dịu đi trong ông những tủi cực của người tha hương. Nỗi nhớ ấy ngập tràn, ông luôn khao khát được trở về để lại được tham gia kháng chiến. Hàng ngày, ông Hai vẫn đến phòng thông tin để theo dõi về cuộc kháng chiến và mong mỏi sẽ nghe được tin tức về làng chợ Dầu của mình. Khi nghe tin quân ta thắng lòng âm vui mừng phấn khích, cùng với đó là niềm tin một ngày không xa cách mạng sẽ thắng lợi, ông lại được trở về với làng quê yên bình của mình.
Trong lúc đang sống trong cảm xúc vui mừng hân hoan thì tim ông như vỡ vụn khi nghe tin cả làng chợ Dầu theo Việt gian. Chính lúc này tình yêu làng của ông được bộc lộ một cách sâu sắc. Từ bất ngờ đến bàng hoàng, niềm xúc động tột cùng dâng trào. Mặc dù cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng ông vẫn không thể nén được nỗi đau đang dâng trào: “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng chừng không thở được…”. Tin làng Dầu theo Tây đối với ông là một tin trời giáng, ông không thể tin và cũng không muốn tin điều đó là thật. Ông lấy lại bình tĩnh để hỏi lại người phụ nữ tản cư nhưng bà quả quyết quá khiến ông đành phải chấp nhận cái sự thật khủng khiếp ấy. Những lời nói của người tản cư như một con dao cứa vào tim ông, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi, tủi nhục và đau đớn đến tột cùng. Nó khiến lòng tự trọng, niềm tự hào về làng của ông bị sụp đổ.
Sau khi về nhà, ông nằm vật ra giường rồi nhìn những đứa con lòng ông lại càng thương chúng: “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư, uất hận ông rút lên trong con đau đớn chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm, mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Có thể thấy sự khinh bỉ, căm rét đến tột cùng của ông Hai. Khi nói chuyện với người vợ trong nhà, ông cũng không giấu nổi sự bực bội và đau đớn trong lòng, thành ra gắt gỏng với cả vợ. Trong giây phút tuyệt vọng ông đã có suy nghĩ hay là về làng, nhưng ngay lập tức một cuộc đấu tranh diễn ra, ông cho rằng về làm chính là rời bỏ kháng chiến, đầu hàng quân Tây. Lúc này tình yêu nước yêu cách mạng đã hòa quyện vào trong ông, tình yêu làng và tình yêu nước đã gắn liền với nhau, nó thể hiện rõ trong cuộc đối thoại với đứa con trai út của ông. Ông nói với đứa con như nói với chính mình: Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Một lời khẳng định rất kiên định và dứt khoát, đó là tiếng lòng trung thành với Bác Hồ, với Đảng và đất nước. Hơn ai hết, ông vẫn tin tưởng vào cách mạng, sự trung tin thành của ông với lãnh tự, với kháng chiến là lòng trung thành của hàng triệu người dân Việt Nam với Đảng và Cách mạng.
Tình yêu làng quê, đất nước lại một lần nữa được thể hiện rõ nét trong đoạn cuối của tác phẩm, khi ông Hai nghe tin làng Dầu cải chính không theo Tây nữa. Miệng ông bô bô từ đầu ngõ, chạy hết nơi này đến nơi khác để khoe, ông vui mừng khôn xiết vừa đi vừa múa hát. Niềm vui to lớn tới mức nghe tin nhà mình ở quê bị đốt ông cũng chẳng màng. Đây chính là chi tiết khiến người đọc bùi ngùi, trân tròn hơn tình yêu của ông Hai dành cho làng, cho cho kháng chiến và cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu.
Bằng lối văn chân thực và giàu cảm xúc, tác giả Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật ông Hai. Một người nông dân chất phát với tình yêu làng, yêu nước nồng nàn, luôn tin tưởng vào Cách mạng vào vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ông Hai trở thành một tấm gương, một biểu tượng cho người nông dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước Việt Nam.
Bài 2:
Chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước luôn được nhiều nhà văn, nhà thơ lựa chọn để sáng tác. Là một tác phẩm tiêu biểu trong chuỗi đề tài lớn đó, “Làng” của nhà văn Kim Lân là truyện ngắn nói về ông Hai – một lão nông với lòng yêu làng, yêu quê hương đất nước nồng nàn và tha thiết.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra ngày càng ác liệt, ông Hai là một người con của làng chợ Dầu phải tản cư đi nơi khác để đảm bảo an toàn. Tại nơi tản cư, cuộc sống khá khó khăn nhưng ông vẫn thường nhớ nhớ nhung khôn nguôi về nơi mình sinh ra và lớn lên, về những công việc từng lào với đồng chí đồng đội. Mỗi lần hồi tưởng về điều đó ông lại có thêm động lực để mạnh mẽ hơn. Mỗi ngày ông đều đi nghe ngóng thông tin về cuộc kháng chiến và về làng Dầu. Khi nghe một tin thắng trận của quân ta, ông lại sung sướng và vui mừng. Đó có thể là những hành động hơi giống trẻ con, nhưng lại chính là phẩm chất chân thực về lòng yêu nước trong ông.
Rồi một hôm, ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, cái tin chẳng kháng nào một gáo nước lạnh dội vào lòng nhiệt tình, yêu làng tha thiết của ông. Cảm xúc của ông bàng hoàng và sững sờ khi nghe tin rồi lại ôm nỗi thất vọng, tủi nhục khi chính người phụ nữ tản cư khẳng định lại thông tin. Rồi ông lặng lẽ vươn vai, hắng giọng trở về nhà, trên đường chẳng dám nhìn ai cứ cúi gằm mặt mà đi.
Về tới nhà, ông Hai nằm vật ra giường, rồi ông suy nghĩ, điểm trong đầu từng người trong làng như để kiểm chứng lại lần cuối, ông tỏ ra hoang mang và lo lắng. Cái tin làng chợ Dầu theo Tây cứ đeo bám, ám ảnh ông khiến ông gắt gỏng với vợ, không dám tiếp xúc với mọi người. Ông cảm thấy xấu hổ và nhục nhã khi làm mình làm Việt gian. Bởi ông xem danh dự của ông đồng nhất với danh dự của làng, làng theo giặc cũng giống như chính ông theo giặc vậy. Bởi vậy mà nỗi buồn đau, tủi nhục của ông lại càng nặng nề, chồng chất lên gấp bội.
Đêm hôm đó, một cuộc đấu tranh nội tâm trong ông Hai diễn ra, đi hay ở, lựa chọn làng hay tổ quốc. Và rồi ông quyết định sẽ không về làng chợ Dầu nữa, vì ông nghĩ làng theo giặc rồi tức giờ làng phản bội lại cách mạng và Bác Hồ. Ông nói “làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”, cho thấy mặc dù ông vẫn yêu làng, nhưng tình yêu nước còn cao hơn, nó bao trùm lên cả tình yêu làng.
Với nghệ thuật kể chuyện tài tình, ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật vô cùng xuất sắc, Kim Lân đã liên tục tạo ra cho nhân vật ông Hai những cung bậc cảm xúc đỉnh điểm, khiến câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn. Ngày nghe tin làng theo giặc ông Hai tủi nhục, đơn đau bao nhiêu thì ngày nghe tin làng cải chính ông sung sướng, vui mừng bấy nhiêu. Lúc này ông như một đứa trẻ, mang tin đi kheo khắp mọi nơi, mặc cho làng bị Tây đốt ông cũng vẫn rất sung sướng. Bởi ông biết, đối với ông nhà cửa chẳng là gì, điều quan trọng đó là làng của mình đã khôi phục lại danh dự. Bản chất một người nông dân chất phác, hồn nhiên, yêu làng yêu nước lúc này được thể hiện rõ nhất.
Chỉ với những ngôn từ giản dị, chân thành cùng nghệ thuật xây dựng tâm lý bậc thầy của tác giả Kim Lân, ông Hai hiện lên với tình yêu làng, yêu nước sâu nặng, tha thiết, gắn liền với chính danh dự và mạng sống của ông. Qua đó, thể hiện được một vẻ đẹp rất khác về lòng yêu nước của những người nông dân lương thiện, chất phác.
Trên đây là một số gợi ý cho bài văn “Phân tích nhân vật ông Hai” trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân. Hy vọng với những chia sẻ của Báo Song Ngữ, bạn sẽ tìm được cho mình những ý tưởng hay để hoàn thành một bài viết hay với số điểm cao nhất.
XEM THÊM: