Bánh chưng được biết đến là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, là đại diện của nền văn hóa ẩm thực và tâm linh của dân tộc ta. Bởi vậy, thuyết minh về loại bánh truyền thống này luôn là một đề tài hay và được nhiều thầy cô và các bạn học sinh yêu thích. Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thể hiểu và làm bài tốt, Báo Song Ngữ xin gửi tới các em một số dàn ý thuyết minh về bánh chưng để tham khảo, cùng theo dõi nhé.
Dàn ý chung thuyết minh về bánh chưng
Khi bạn làm bài văn với chủ đề bánh chưng, bạn nên thực hiện theo mạch dàn ý chung sau:
Mở bài
Nêu khái quát một và nét đặc trưng về bánh chưng
Thân bài
Cần đảm bảo các luận điểm
- Nguồn gốc ra đời
- Cách làm: Nguyên liệu, gói bánh, nấu bánh, ép bánh
- Ý nghĩa
Kết bài
Khẳng định giá trị của bánh chưng và nêu suy nghĩ của mình.
Chi tiết dàn ý thuyết minh về bánh chưng
Ngay bây giờ, hãy cùng Báo Song Ngữ lập dàn ý chi tiết cho đề tài thuyết minh về bánh chưng nhé.
Bài 1:
Mở bài
Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền…
Thân bài
Nguồn gốc
Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó.
Cách làm
– Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp loại ngon
- Thịt mỡ (nên là thịt ba chỉ)
- Đỗ xanh đã xay vỏ
- Lá dong hoặc lá chuối để gói bánh
- Lạt buộc
- Gia vị: tiêu, đường, muối, hành củ…
– Thực hiện:
- Công đoạn gói bánh: xếp lá dong so le nhau, cho một bát gạo nếp rồi đến nửa bát đỗ xanh, đặt thịt lên trên và đổ đỗ xanh, gạo nếp lên trên, sao cho gạo nếp phủ kín đỗ xanh và thịt. Dùng lạt buộc chặt lại để cố định bánh.
- Công đoạn luộc bánh: khi luộc lửa phải luôn cháy đều, nước trong nồi luôn ngập bánh, lật những chiếc bánh phía trên để chúng chín đều.
- Công động ép nước: xếp bánh lên một mặt phẳng, dùng một mặt phẳng khác đè lên để ép nước, ép trong khoảng 2 – 3 giờ.
- Công đoạn bảo quản bánh: để bánh ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Ý nghĩa của bánh chưng
- Tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người hãy ghi nhớ mảnh đất mà mình đang sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.
- Thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đối với cha ông, tổ tiên, những thế hệ đi trước
- Tôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam thuở sơ khai…
Kết bài
- Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và tâm linh của dân tộc.
- Chúng ta cần gìn giữ và phát triển văn hóa đặc trưng này.
Bài 2:
Mở bài: Nêu một vài nét tổng quát
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, hình ảnh các gia đình quây quần gói bánh chưng thật ấm cúng, luôn làm lòng ta xôn xao, hào hứng. Bánh chưng được biết đến là một món ăn dân tộc không thế đối với người Việt Nam trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết. Với hương vị thơm ngon cùng chặng đường lịch sử lâu đời, bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Thân bài: Triển khai các luận điểm
Nguồn gốc
Vào thời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn truyền ngôi cho một trong các vị hoàng tử nên đã yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ăn ngon và ý nghĩa.
Lang Liêu là một người mộc mạc, đức tính hiền lành, chịu khó, mẹ mất sớm nên không được ai mách bảo. Vào một đêm chàng nằm mơ được vị thần mách bảo cách tạo ra bánh chưng bánh dày để dâng vua cha và được vua hết lời khen ngợi, cuối cùng vua cha truyền ngôi cho chàng.
Từ đó tới nay, bánh chưng vẫn luôn được lưu giữ và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, nhân dân thường nấu bánh chưng dâng lên tổ tiên vào những ngày Tết Cổ Truyền để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với thế hệ đi trước.
Hướng dẫn cách làm
– Nguyên liệu chính gồm có: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong hoặc lá chuối.
- Nếp phải chọn những hạt tròn đều và chắc
- Thịt lợn nên chọn thịt ba chỉ để có độ béo phù hợp
- Đậu xanh đã xay vỏ, có màu vàng đẹp
- Lá dong phải tươi, gân chắc và không bị rách
– Công đoạn gói bánh
- Nhiều người dùng khuôn để gói bánh nhưng một số người thì không cần
- Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại và cho một lớp gạo nếp lên san đều, tiếp đến là một lớp đậu xanh rồi đến thịt, sau đó cho một lớp đậu xanh rồi phù kín bằng lớp gạo nếp cuối cùng.
- Dùng lạt buộc để gói bánh chưng lại, khi buộc cần buộc chặt để nhân bánh không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.
– Công đoạn nấu bánh
- Dựa vào số lượng bánh để chọn nồi có kích thước phù hợp để nấu bánh
- Xếp bánh vào nồi rồi đổ nước ngập bánh và nấu bằng củi trong thời gian 10 – 12 tiếng
- Trong quá trình nấu phải đảm bảo lửa cháy đều, bánh phải luôn ngập nước và những bánh phía trên cần được lật để bánh chín đều và ngon hơn.
Ý nghĩa
- Bánh chưng là biểu tượng món ăn dân tộc của người Việt Nam, có lịch sử lâu đời, tượng trưng cho sự hạnh phúc và no đủ trong năm mới
- Tôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt thuở sơ khai và sự trân trọng, biết ơn đối với ông bà, tổ tiên.
Kết bài: Giá trị
Nhìn thấy bánh chưng là nhìn thấy Tết, đó là nét đẹp của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam với nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Bánh chưng đại diện cho tình cảm ấm áp, sự sum họp, tràn đầy của người con nước Việt. Đồng thời cũng là lòng biết ơn, trân trọng đối với tổ tiên, thế hệ đi trước. Chúng ta là con cháu hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Trên đây là dàn ý thuyết minh về bánh chưng khá chi tiết, hy vọng bạn sẽ dễ dàng triển khai và có được một bài văn hoàn chỉnh với điểm số cao nhất.
XEM THÊM: