Surging fuel prices are increasing the pressure on companies which were already struggling to cope with months of plunging revenues due to Covid-19-restrictions and social distancing.
Giá nhiên liệu tăng cao đang làm gia tăng áp lực lên các công ty vốn đã phải vật lộn để đối phó với việc doanh thu thụt giảm trong những tháng gần đây do các hạn chế của Covid-19 và giãn cách xã hội.
Still operating at only 30 percent of pre-pandemic levels, Hong Ha Transport in the northern province of Phu Tho has seen its financial situation worsen following the fuel price hikes.
Vẫn chỉ hoạt động ở mức 30% trước đại dịch, Công ty Vận tải Hồng Hà ở phía Bắc, thuộc tỉnh Phú Thọ đã đối mặt với tình hình tài chính xấu đi sau khi giá nhiên liệu tăng.
“We do not have many customers, and revenues are not enough to cover expenses,” Cao Viet Tu, a company spokesperson, told VnExpress International. The company has increased fares and would do so again if fuel prices continue to rise, he said.
“Chúng tôi không có nhiều khách hàng và doanh thu không đủ bù cho chi phí”, ông Cao Việt Tú, người phát ngôn của công ty, đã nói với VnExpress International. Công ty đã tăng giá vé và sẽ làm như vậy một lần nữa nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng, ông nói.
“We were caught by surprise and did not have a plan to deal with the fuel price hikes.” Hanoi transport firm Sao Viet is in a similar plight with services resuming so far on only 20 percent of routes.
“Chúng tôi bị bất ngờ và không có kế hoạch đối phó với việc giá nhiên liệu tăng cao.” Công ty vận tải ở Hà Nội Sao Việt cũng trong hoàn cảnh tương tự với dịch vụ nối lại cho đến nay chỉ trên 20% số tuyến.
Do Van Bang, CEO of Minh Thanh Phat, which operates the company, said: “Our buses are mostly empty, and fuel prices are high. We don’t know what to do”. With travel demand being low, Bang cannot raise fares either, but the company cannot keep suffering losses for too long and will have to consider hikes if fuel prices continue to rise.
Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc điều hành của Minh Thành Phát, đơn vị điều hành công ty, cho biết: “Xe buýt của chúng tôi hầu như không có khách và giá nhiên liệu cao. Chúng tôi không biết phải làm gì”. Với nhu cầu đi lại thấp, ông Bằng cho biết cũng không thể tăng giá vé, nhưng công ty không thể tiếp tục chịu lỗ quá lâu và sẽ phải tính đến việc tăng nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng.
Global prices have shot up since supply is failing to meet the demand stimulated by the resumption of economic activities as Covid-19 is gradually being controlled.
Do nhu cầu đã được kích thích bằng việc nối lại các hoạt động kinh tế khi Covid-19 đang dần được kiểm soát, trong khi nguồn cung cấp lại không đáp ứng được nên giá nhiên liệu toàn thế giới đã tăng vọt.
Since last month fuel prices have been adjusted upward four times in Vietnam, putting pressure on the fuel price stabilization fund. “Businesses are scrambling to lower all costs to survive,” Tran Duc Nghia, CEO of Hanoi logistics firm Delta International, said.
Kể từ tháng trước, giá nhiên liệu tại Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 4 lần, gây áp lực lên quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc điều hành Công ty Logistics Delta International tại Hà Nội cho biết: “Các doanh nghiệp đang cố gắng giảm mọi chi phí để tồn tại.
The 40-50 percent increase this year is like “a blow” to transport companies, and they need to hike prices by 5-10 percent to meet the increased expenses, he said. But it is not easy to raise fares right away since contracts exist, he pointed out. The rise in logistics costs has a knock-on effect on other sectors too.
Mức tăng 40-50% trong năm nay giống như một “đòn giáng” đối với các công ty vận tải, và họ cần phải tăng giá thêm 5-10% để đáp ứng việc chi phí gia tăng, ông nói. Nhưng không dễ để tăng giá vé ngay lập tức vì hợp đồng còn tồn tại, ông chỉ ra thêm. Sự gia tăng chi phí hậu cần cũng có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác.
Phan Phuc Son, deputy director of the Saigon – Ha Long Hotel in the northern province of Quang Ninh, has seen the cost of food, shampoo and soap rise following the fuel price hikes.
Ông Phan Phúc Sơn, Phó giám đốc Khách sạn Sài Gòn – Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cho biết chi phí thực phẩm, dầu gội đầu và xà phòng tăng sau khi giá nhiên liệu tăng.
“We plan to reopen at the end of this year with special offers like reducing room rates by 30-50 percent to stimulate tourism demand. But with the increase in costs, we will be forced to increase rates”. This could keep guests away, he feared.
“Chúng tôi dự kiến mở cửa trở lại vào cuối năm nay với những ưu đãi đặc biệt như giảm giá phòng 30-50% để kích cầu du lịch. Nhưng với việc chi phí tăng, chúng tôi sẽ buộc phải tăng giá”. Anh sợ rằng điều này có thể khiến du khách e ngại.
A beverage company executive in HCMC, who asked not be identified, said some suppliers have asked to increase prices by 10-30 percent due to increasing fuel costs. “We are under extreme pressure to raise our prices if suppliers continue to demand higher rates.”
Một giám đốc điều hành công ty nước giải khát tại TP.HCM, giấu tên, cho biết một số nhà cung cấp đã yêu cầu tăng giá 10-30% do chi phí nhiên liệu tăng. “Chúng tôi đang chịu áp lực rất lớn về việc tăng giá nếu các nhà cung cấp tiếp tục yêu cầu mức giá cao hơn.”
Some experts have suggested cutting taxes and fees, which account for around 60 percent of fuel prices, to ease the pressure on businesses and consumers.
Một số chuyên gia đã đề xuất cắt giảm thuế và phí, vốn chiếm khoảng 60% giá nhiên liệu, để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hoang Van Cuong, vice president of the National Economics University in Hanoi, said: “Many sectors have been suffering due to the pandemic, and now fuel prices. We need to stabilize fuel prices to boost economic recovery”.
Ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết: “Nhiều ngành đã điêu đứng vì đại dịch, nay lại là giá nhiên liệu. Chúng ta cần bình ổn giá nhiên liệu để thúc đẩy phục hồi kinh tế”.
Tran Van Lam, member of the National Assembly’s Finance Budget Committee, said a major plan to reduce taxes and fees on fuel would help control inflation. Fuel prices have risen by 40-50 percent this year to a seven-year high.
Ông Trần Văn Lâm, thành viên của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho biết một kế hoạch lớn để giảm thuế và phí nhiên liệu sẽ giúp kiểm soát lạm phát. Giá nhiên liệu đã tăng 40-50% trong năm nay lên mức cao nhất trong vòng bảy năm qua.
* Bài viết của tác giả Ha Mai, Dat Nguyen, Nguyen Hoai trên báo VnExpress, xem bài viết tại : https://e.vnexpress.net/news/business/economy/rising-fuel-prices-new-source-of-trouble-for-businesses-4378635.html
Từ mới:
fare (n) /feər/ : tiền vé
inflation (n) /ɪnˈfleɪ.ʃən/ : sự lạm phát
supplier (n) /səˈplaɪ.ər/ : nhà cung cấp, nhà tiếp tế
executive (n) /ɪɡˈzek.jə.tɪv/ : nhân viên cấp cao
expense (n) /ɪkˈspens/ : chi phí
adjusted (v) /əˈdʒʌst/ : điều chỉnh
stimulate (v) /ˈstɪm.jə.leɪt/ : kích thích, khuyến khích