Home Việt Nam Việt Nam liệt chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vào nguy cơ gây khủng bố

Việt Nam liệt chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vào nguy cơ gây khủng bố

by Mai Lan




Islamic extremism and weapons trafficking were among six international terrorism risks named by Vietnam’s Ministry of Public Security at a conference Wednesday.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và buôn lậu vũ khí là một trong sáu nguy cơ khủng bố quốc tế được Bộ Công an Việt Nam nêu tên tại phiên hội nghị hôm thứ Tư vừa qua.

Addressing the international anti-terrorism cooperation conference, Dinh Viet Dung, deputy head of the Department of Homeland Security, said terrorists and terrorist organizations may choose Vietnam either as a refuge or a transition hub for a third location to evade authorities.

Phát biểu tại hội nghị hợp tác chống khủng bố quốc tế, ông Đinh Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, cho biết các phần tử khủng bố và các tổ chức khủng bố có thể chọn Việt Nam làm nơi ẩn náu hoặc trung tâm chuyển tiếp sang địa điểm thứ ba để trốn tránh các cơ quan chức năng.

Secondly, the spread of Islamic extremism, including member recruitment, calls for sponsorships and instructions on making weapons and explosives also poses a risk for Vietnam.

Thứ hai, sự lan rộng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, bao gồm cả việc tuyển mộ thành viên, kêu gọi tài trợ và hướng dẫn chế tạo vũ khí, chất nổ cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam.

“The illegal sale, use and storage of explosive materials and supporting tools for explosive precursors lead to the creation of trafficking routes to Vietnam. It is an opportunity for terrorists to send weapons and explosives to Vietnam,” Dung said, highlighting the third risk.

“Việc mua bán, sử dụng, tàng trữ trái phép các chất liệu gây nổ, công cụ hỗ trợ tiền chất gây nổ sẽ dẫn đến hình thành các đường dây buôn lậu sang Việt Nam. Đây là cơ hội để bọn khủng bố đưa vũ khí, chất nổ vào Việt Nam”, ông Dũng nhấn mạnh và nêu rõ nguy cơ thứ ba.

While Vietnam believes it has not detected the existence of international terrorist organizations in the country, there are certain Vietnamese revolutionary organizations that are always looking for ways to cause damage. Therefore, there is a fourth risk of these organizations cooperating with international terrorists who enter Vietnam, Dung added.

Trong khi Việt Nam tin rằng chưa phát hiện được sự tồn tại của các tổ chức khủng bố quốc tế trong nước, thì vẫn có những tổ chức cách mạng cuả người VIệt luôn tìm cách phá hoại. Do đó, có nguy cơ thứ tư là các tổ chức này hợp tác với các phần tử khủng bố quốc tế xâm nhập vào Việt Nam, ông Dũng nói thêm.

The fifth risk is of Vietnamese citizens becoming international terrorists, Dung said, citing the example Vietnamese authorities detecting three foreigners of Vietnamese origin who’d joined international terrorist organizations. Such people may be found among those who have either returned to Vietnam or have relatives living in the country, he said.

Rủi ro thứ năm là công dân Việt Nam trở thành khủng bố quốc tế, ví dụ được đưa ra chính là các nhà chức trách Việt Nam đã phát hiện ba người nước ngoài gốc Việt tham gia các tổ chức khủng bố quốc tế. Những người như vậy có thể được tìm thấy trong số những người đã trở về Việt Nam hoặc có người thân sống trong nước, ông Dũng nói.

“There are tens of thousands of Vietnamese living in areas with active terrorist organizations like the Middle East, North Africa or South Africa. There’s also the possibility of these people being recruited by terrorist organizations to return to Vietnam and perform terrorist acts,” Dung said.

“Có hàng chục nghìn người Việt Nam đang sinh sống tại các khu vực có các tổ chức khủng bố đang hoạt động như Trung Đông, Bắc Phi hay Nam Phi. Cũng có khả năng những người này bị các tổ chức khủng bố tuyển mộ để đưa về Việt Nam và thực hiện các hành vi khủng bố”, ông Dũng nói. .

The final risk he mentioned was that of sponsors of terrorism with ties to foreign organizations and individuals being based in Vietnam.

Rủi ro cuối cùng mà ông đề cập là việc các nhà tài trợ cho khủng bố có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam.

Bevan Moroney, a representative of the Australian Federal Police, said that while Vietnam hasn’t detected the presence of international terrorist organizations, anti-terrorism collaboration was necessary, as it was the only way to fight terrorism effectively.

Bevan Moroney, đại diện Cảnh sát Liên bang Australia cho biết, mặc dù Việt Nam chưa phát hiện ra sự hiện diện của các tổ chức khủng bố quốc tế, nhưng sự hợp tác chống khủng bố là cần thiết, vì đây là cách duy nhất để chống khủng bố hiệu quả.

Countries should actively share their intelligence resources, while not infringing on national interests, in the effort to fight terrorism, he said.

Các quốc gia nên tích cực chia sẻ các nguồn thông tin tình báo của họ, đồng thời không xâm phạm các lợi ích quốc gia trong nỗ lực chống khủng bố.

Bài viết trên e.vnexpress, link bài viết tại: https://e.vnexpress.net/news/news/vietnam-names-islamic-extremism-among-terrorism-risks-4431627.html

Từ mới:

extremism (n)                  /ɪkˈstriː.mɪ.zəm/                    chủ nghĩa cực đoan

trafficking (n)                  /ˈtræf.ɪ.kɪŋ/                            buôn bán phi pháp

refuge (n)                        /ˈref.juːdʒ/                              nơi trú ẩn, trại tị nạn

evade (v)                        /ɪˈveɪd/                                    lẩn trốn, lẩn tránh

precursor (n)                /ˌpriːˈkɜː.sər/                            tiền thân, tiền chất

presence (n)                /ˈprez.əns/                                 sự hiện diện

collaboration (n)          /kəˌlæb.əˈreɪ.ʃən/                     sự cộng tác, hợp tác

infringe (v)                     /ɪnˈfrɪndʒ/                                vi phạm, xâm phạm

You may also like

1 comment

Ngọc Phú 01/03/2022 - 10:04

Mình tìm kiếm trên Google thì hình như “buôn lậu vũ khí” người ta hay dùng cụm từ “arms trafficking” hơn là “weapons trafficking”.

Reply

Leave a Comment