Home Việt Nam Công nhân nhà máy ở TP.HCM kiếm sống bằng việc làm thêm

Công nhân nhà máy ở TP.HCM kiếm sống bằng việc làm thêm

by Admin




Many HCMC workers are having to take on extra work outside their factories in order to meet daily expenses and take care of other needs like children’s education.

Nhiều công nhân ở Tp HCM đang phải đi làm thêm bên ngoài để trang trải chi phí cuộc sống và chăm lo cho các nhu cầu cần thiết khác như việc học hành của con cái.

After finishing her work at a shoe factory run by Pou Yuen Vietnam Co. Ltd in Binh Tan District at 4 p.m., Ly Thi Nghiem, 38, rushed back to her rented apartment to make dinner for her two children aged nine and 11.

Sau khi kết thúc công việc ở xưởng giày, Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam, quận Bình tân lúc 4h chiều, chị Lý Thị Nghiêm, 38 tuổi, vội vã trở về căn phòng thuê để chuẩn bị bữa tối cho hai con chín và 11 tuổi.

She did not join them though. As soon as the food was ready, she left for a restaurant around 5km away to work as a waitress.

Mặc dù vậy, nhưng cô ấy không ăn cùng con. Ngay sau khi thức ăn đã chuẩn bị xong, cô đến một quán ăn cách đó khoảng 5km để làm nhân viên phục vụ.

Nghiem’s husband also works at the shoe factory. Together, they earn more than VND16 million (around $700) each month.

Chồng của chị Nghiêm cũng là công nhân trong xưởng giày. Mỗi tháng họ cùng nhau kiếm được hơn 16 triệu đồng ( khoảng 700 đô).

“If we don’t work overtime, we can’t earn enough to raise the kids,” said Nghiem.

Chị Nghiêm nói:”Nếu chúng tôi không làm thêm thì chúng tôi không đủ tiền để nuôi con,”

Every month, the couple spends more than VND3 million on rent and utility bills, and it costs more than VND5 million to send the kids to school.

Hàng tháng, vợ chồng chị dành ra hơn 3 triệu để thuê nhà và các hoá đơn tiện ích, hơn 5 triệu đồng cho con tới trường học.

The factory does not regularly have workers stay back and work overtime and even if it does, the shift lasts only one hour, and the extra income is not enough to raise their total income, said Nghiem.

Chị Nghiêm cho biết, nhà máy không thường xuyên có công nhân ở lại làm thêm giờ và nếu có thì ca chỉ kéo dài một tiếng, thu nhập thêm không đủ để nâng cao tổng thu nhập của họ.

Nghiem’s husband is in charge of taking the kids to school early in the morning and picking them up in the afternoon. If he does not take the extra shift at the factory, he will stay home and take care of the kids while his wife takes the second job.

Chồng chị Nghiêm phụ trách đưa con đi học vào sáng sớm và đón con vào buổi chiều. Nếu anh ấy không tăng ca ở xưởng anh sẽ ở nhà chăm sóc con cái trong thời gian chị làm thêm công việc thứ 2.

Working every day from 5:30 to 11 p.m. at the restaurant, Nghiem earns an additional income of VND4 million per month.

Một ngày làm việc của chị bắt đầu từ 5:30 sáng tới 11 giờ đêm ở nhà hàng, chị Nghiêm có thêm thu nhập khoảng 4 triệu đồng mỗi tháng.

“Every night when I return home, my husband and two kids have already gone to bed.”

“Hàng đêm khi tôi trở về nhà, chồng và hai con đã ngủ trước.”

Cu Phat Nghiep, chairman of the labor union at Pou Yuen Vietnam, the biggest employer in HCMC that hires more than 53,000 workers, said though he did not have an exact figure, it has been reported that the number of workers that have taken a second job outside the factory is “quite high.”

Ông Cù Phát Nghiệp, Chủ tịch liên đoàn lao động Pou Yuen Việt Nam, công ty sử dụng lao động lớn nhất tại TP.HCM với hơn 53.000 lao động, cho biết tuy không có con số chính xác nhưng số lượng công nhân làm công việc bên ngoài nhà máy là “khá cao.”

Some workers have also taken training courses in manicure and pedicure, makeup and hairdressing organized by the company so that they can use these skills to augment their income, he said.

Một số công nhân cũng đã tham gia các khóa đào tạo về làm móng tay, móng chân, trang điểm và làm tóc do công ty tổ chức để họ có thể sử dụng những kỹ năng này nâng cao thu nhập.

A worker at Tan Thuan Export Processing Zone (EPZ) in District 7, Nguyen Hien, 37, works as a driver for a ride-hailing firm whenever he leaves the factory.

Nguyễn Hiền, 37 tuổi, một công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, làm tài xế cho một hãng xe mỗi khi tan làm ở nhà máy.

On weekdays, he works as a mechanic during the day and a driver at night. 

Vào những ngày trong tuần, anh làm công nhân cơ khí ban ngày, ban đêm làm tài xế lái xe.

On the weekends, he spends the whole day working as a driver.

Vào cuối tuần, anh dành cả ngày làm tài xế.

Hien said he earns more than VND10 million each month from the main job at the EPZ, and if he wants to earn more to help his parents, he has to take the second job.

Anh Hiền kiếm được hơn 10 triệu mỗi tháng từ công việc chính ở EPZ, và nếu anh muốn kiếm tiền để giúp đỡ bố mẹ bắt buộc anh phải có thêm 1 công việc nữa.

“Working as a driver allows me to be my own boss, but it does wear me out sometimes.”

“Làm tài xế cho phép tôi trở thành ông chủ của chính mình, nhưng đôi khi điều đó khiến tôi kiệt sức.”

According to a 2020 survey by the Vietnam General Confederation of Labor’s Institute for Workers and Trade Unions (IWTU), almost 8 percent of factory workers take second jobs and earn an average extra income of more than VND800,000 per month.

Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, gần 8% lượng  công nhân nhà máy làm công việc thứ hai và kiếm thêm thu nhập trung bình hơn 800.000 đồng mỗi tháng.

A study by the HCMC Federation of Labor released early this year said most female workers in the textile and garment sector choose to do extra work outside the factories. Of more than 1,400 workers surveyed, 5 percent said they work as waitresses at restaurants, 5.5 percent received orders to make clothes at home, and almost 90 percent sold goods on online platforms.

Một nghiên cứu của Liên đoàn Lao động TP.HCM được công bố vào đầu năm nay cho biết hầu hết lao động nữ trong ngành dệt may chọn làm thêm bên ngoài nhà máy. Trong số hơn 1.400 công nhân được khảo sát, 5% cho biết họ làm nhân viên phục vụ tại nhà hàng, 5,5% nhận đặt may quần áo tại nhà và gần 90% bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.

The IWTU said on average, factory workers earn VND5.8 million per month in general and it needs more than VND7.5 million for them to make ends meet.

Theo Viện công nhân và công đoàn, trung bình mỗi công nhân nhà máy sẽ kiếm được 5.8 triệu đồng và họ cần thêm 7.5 triệu đồng nữa để trang trải cuộc sống.

IWTU director Vu Minh Tien said workers have “a lot to trade” when taking on a second job.

Giám đốc Viện công nhân và công đoàn Vũ Minh Tiến cho biết người lao động có “rất nhiều thứ phải đánh đổi” khi nhận công việc thứ hai.

Their health will get worse at a faster rate and they would not be able to spend time with their families, especially children.

Sức khỏe của họ sẽ xấu đi với tốc độ nhanh hơn và họ sẽ không thể dành thời gian cho gia đình, đặc biệt là con cái.

In addition, the second jobs that workers take do not typically provide them with any insurance, and in case of some occupational accident, no one will protect their interests.

Ngoài ra, công việc thứ hai mà người lao động đảm nhận thường không cung cấp bảo hiểm cho họ, và trong trường hợp xảy ra một số tai nạn lao động, sẽ không có ai bảo vệ quyền lợi cho họ.

Nguồn: https://e.vnexpress.net/news/news/hcmc-factory-workers-eke-out-a-living-with-additional-jobs-4466089.html

Từ mới:

overtime (adv,n)  /ˈəʊ.və.taɪm/ : quá giờ, ngoài giờ, giờ làm thêm

wear me out : làm mệt mỏi, kiệt sức

confederation (n)  /kənˌfed.əˈreɪ.ʃən/ : liên minh, liên bang

garment (n) /ˈɡɑː.mənt/ : áo quần

occupational (adj)  /ˌɒk.jəˈpeɪ.ʃən.əl/ : nghề nghiệp

 

 

You may also like

Leave a Comment