A combination of geopolitical tensions and higher costs are pushing large firms to look for alternative production sites.
Sự căng thẳng địa chính trị kết hợp với chi phí tăng cao đang thúc đẩy các công ty lớn tìm kiếm thay thế các địa điểm sản xuất.
Vietnam’s strong economic performance in recent years has drawn the attention of European firms.
Hoạt động kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút sự chú ý của các công ty châu Âu.
Vietnam was one of the few Asian countries that did not experience an economic contraction during the coronavirus pandemic in 2020 and 2021. This year,Vietnam’s GDP is expected to grow by around 5.5 percent, according to the World Bank.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia châu Á vẫn giữ vững được đà tăng trưởng kinh tế trong đại dịch Covid 19 vào năm 2020 và 2021. Năm nay, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng khoảng 5,5%, theo Ngân hàng Thế giới.
Vietnam’s economic performance during and after the pandemic has captured the attention of some major European firms.
Hoạt động kinh tế của Việt Nam trong suốt thời gian xảy ra đại dịch và sau đại dịch đã thu hút những công ty lớn ở Châu Âu.
German automotive supplier Brose, which has 11 factories in China, is currently deciding between Thailand and Vietnam for a new production location.
Nhà cung cấp ô tô Brose của Đức hiện có 11 nhà máy ở Trung Quốc đang cân nhắc chọn Thái Lan hoặc Việt Nam làm địa điểm sản xuất mới.
In December, Denmark’s Lego announced it will build a $1 billion factory near the southern business hub Ho Chi Minh City, one of the largest European investment projects in Vietnam to date.
Vào tháng 12, Lego của Đan Mạch thông báo sẽ xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD gần trung tâm kinh doanh phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những dự án đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Việt Nam cho đến nay.
“It currently looks as if, in particular, medium-sized companies are increasingly striving to enter the Vietnam market or are putting their activities out of China on a broader basis,” said Daniel Müller, manager at the German Asia-Pacific Business Association.
Ông Daniel Müller, Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương của Đức cho biết: “Hiện nay có vẻ như các công ty quy mô vừa đang ngày càng nỗ lực gia nhập thị trường Việt Nam hoặc đang đưa các hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc trên phạm vi rộng hơn”.
Why are companies leaving
Lý do Trung Quốc không thể tiếp tục giữ chân các công ty Châu Âu
European firms are looking for alternatives to China for several reasons. In recent years, Chinese wages have risen, making China less attractive to low-cost manufacturers.
Các công ty châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế Trung Quốc vì một số lý do. Trong những năm gần đây, lương của người Trung Quốc tăng cao khiến Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất giá rẻ.
Average annual wages in China rose from around €5,120 ($5,400) in 2010 to €13,670 in 2020, according to Moody’s Analytics.
Mức lương trung bình ở Trung Quốc tăng từ 5,120 euro vào năm 2010 lên 13,670 euro năm 2020, theo Moody’s Analytics.
On the geopolitical front, China’s relationship with European governments deteriorated in 2021 when the EU imposed sanctions against China for its treatment of the Uyghur Muslim minority in the Xinjiang region.
Về mặt địa chính trị, mối quan hệ của Trung Quốc với các chính phủ châu Âu xấu đi vào năm 2021 khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì hành vi đối xử với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.
Beijing then issued its own sanctions on EU officials and a previously agreed investment pact was put on ice.
Bắc Kinh sau đó đã ban hành các lệnh trừng phạt của riêng mình đối với EU và một hiệp ước đầu tư được đồng ý trước đó phải tạm gác lại.
In 2022, Beijing’s ongoing “zero-Covid” policy has thrown global supply chains into disarray as production sits still in locked-down cities. This has also shaken the confidence of EU firms in China as a reliable production site.
Vào năm 2022, chính sách “zero-Covid” đang diễn ra của Bắc Kinh khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hoạt động sản xuất vẫn nằm im trong các thành phố bị phong tỏa. Điều này đã làm các công ty EU mất niềm tin vào Trung Quốc nơi đã từng là địa điểm sản xuất đáng tin cậy.
Shanghai has only just recently re-opened after months of intense lockdowns, while parts of Beijing, the capital, have also been closed for months.
Thượng Hải chỉ mới được mở cửa trở lại gần đây sau nhiều tháng bị phong tỏa, trong khi các khu vực khác của thủ đô Bắc Kinh cũng bị đóng cửa trong nhiều tháng.
All of this has dented the economy and warnings have been raised that China could fall well below its GDP growth targets this year.
Tất cả những điều này đã làm suy yếu nền kinh tế và Trung Quốc được cảnh báo rằng mục tiêu tăng trưởng GDP của họ có thể giảm xuống thấp hơn nhiều trong năm nay.
In the first three months of 2022, China”s GDP grew by 4.8 percent, below the official annual target of 5.5 percent, according to the World Bank.
Trong ba tháng đầu năm 2022, GDP của Trung Quốc tăng 4,8%, thấp hơn mục tiêu hàng năm là 5,5%, theo dự tính của Ngân hàng Thế giới.
“Even prior to the pandemic, we have already seen businesses, particularly those in the labor-intensive manufacturing segment, starting to relocate out of mainland China to other lower-cost countries in the region, including Vietnam,” Raphael Mok, head of Asia Country Risk at Fitch Solutions, told DW.
“Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, chúng tôi đã thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong phân khúc sản xuất sử dụng nhiều lao động, bắt đầu chuyển ra khỏi Trung Quốc đại lục đến các quốc gia khác có chi phí thấp hơn trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam”, Raphael Mok, người đứng đầu khu vực châu Á về Rủi ro quốc gia tại Fitch Solutions cho biết.
At the same time, Vietnam has become a more attractive destination for investors, he added.
Cùng thời điểm này, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, ông nói thêm.
Salaries are lower than in China and Vietnam has a fast-growing middle class. The Vietnamese government is also investing heavily in infrastructure.
Mức lương thấp hơn ở Trung Quốc và Việt Nam có tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Chính phủ Việt Nam cũng đang đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng.
The EU and Vietnam ratified a free-trade agreement in 2020, which included an investment pact, the EU-Vietnam Investment Protection Agreement (EVIPA). Bilateral trade rose to €49 billion in 2021, up from €20.8 billion in 2012, the year talks began over the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA).
EU và Việt Nam đã phê chuẩn một hiệp định thương mại tự do vào năm 2020, trong đó có hiệp định đầu tư, Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA). Thương mại song phương đã tăng lên 49 tỷ Euro vào năm 2021, tăng từ 20,8 tỷ Euro vào năm 2012, năm bắt đầu các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
A report by Germany Trade & Invest, a research and advisory platform, points out that these pacts also give European firms easier access to public procurements in Vietnam. This includes public-private partnership projects, a favorite of the local authorities. Under the EVIPA, maximum foreign shareholding in commercial banks increased from 30 percent to 49 percent.
Theo một báo cáo của Germany Trade & Invest, một nền tảng nghiên cứu và tư vấn chỉ ra rằng các hiệp định này cũng giúp các doanh nghiệp châu Âu tiếp cận dễ dàng hơn với các hoạt động mua sắm công tại Việt Nam. Điều này bao gồm các dự án hợp tác công và tư nhân, một lĩnh vực được chính quyền địa phương yêu thích. Theo EVIPA, tỷ lệ sở hữu tối đa của nước ngoài trong các ngân hàng thương mại tăng từ 30% lên 49%.
Why China is still essential
Tại sao Trung Quốc vẫn thu hút được các nhà đầu tư?
“Whether Vietnam will ‘replace’ China as a manufacturing option remains to be seen,” said Matthijs van den Broek, of the Dutch Business Association Vietnam (DBAV). “But as an extended or additional investment location, in addition to China, or as part of a wider China-plus-One strategy, is definitely gaining ground,” he told DW.
Matthijs van den Broek, thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan Việt Nam (DBAV), cho biết: “Liệu Việt Nam có ‘thay thế’ Trung Quốc như một lựa chọn sản xuất hay không vẫn còn phải xem xét. Ông nói với DW: “Nhưng với tư cách là một địa điểm đầu tư mở rộng hoặc bổ sung ngoài Trung Quốc, hoặc là một phần của chiến lược Trung Quốc +1, chắc chắn Việt Nam đang có được chỗ đứng”.
“China is too big and too advanced to not make any part of an Asian strategy,” Broek added. “Vietnam is not yet on par with China as far as education level, skilled labor and infrastructure, and logistics are concerned.”
“Trung Quốc quá lớn và quá tiên tiến mà không cần thực hiện bất kỳ mục nào trong chiến lược châu Á”, Broek nói thêm. “Việt Nam vẫn chưa ngang bằng với Trung Quốc về trình độ học vấn, lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng, và hậu cần.”
Muller, of the German Asia-Pacific Business Association, noted that European decoupling from China depends largely on where the business is located.
Muller, thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương của Đức, lưu ý rằng việc châu Âu tách rời khỏi Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp.
German companies, for instance, are much more reliant on the Chinese market than most other European countries. German exports to China were worth €99 billion in 2020, compared with €19 billion for France, according to OEC data.
Ví dụ, các công ty Đức phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc so với hầu hết các nước châu Âu khác. Theo số liệu của OEC, xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc trị giá 99 tỷ euro vào năm 2020, so với 19 tỷ euro của Pháp.
“It is still unclear whether German companies, especially the large corporations, will significantly reduce their activities in China,” Muller said. “This would be a prerequisite for countries like Vietnam to be able to count on large-scale new investments.”
“Vẫn chưa rõ liệu các công ty Đức, đặc biệt là các tập đoàn lớn, có giảm đáng kể hoạt động của họ tại Trung Quốc hay không”, Muller nói. “Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia như Việt Nam có thể tin tưởng vào các khoản đầu tư mới với quy mô lớn.”
It will also be dependent on the types of industry in question. In the long-term, businesses in higher value-add manufacturing, such as advanced engineering and smart appliances, will still consider mainland China as a production hub due to its supply chains, said Mok.
Nó cũng sẽ phụ thuộc vào các loại ngành được đề cập. Mok cho biết về dài hạn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, chẳng hạn như công ty kỹ thuật tiên tiến và thiết bị thông minh, vẫn sẽ coi Trung Quốc là một trung tâm sản xuất vì nước này có chuỗi cung ứng lớn.
But lower-margin manufacturing, which requires a low-cost and less sophisticated ecosystem, “will likely continue to shift out of the country to keep production costs low,” he added.
Tuy nhiên, ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, đòi hỏi một hệ sinh thái chi phí thấp và ít phức tạp hơn, “có thể sẽ tiếp tục chuyển ra khỏi Trung Quốc để giữ cho chi phí sản xuất ở mức thấp”, ông nói thêm.
According to Muller, if there is a further intensification of geopolitical tensions in the future, “companies will not be able to avoid looking for alternatives to China. Vietnam, he added, “will play a key role in this.”
Theo Muller, nếu căng thẳng địa chính trị gia tăng hơn nữa trong tương lai, “các công ty sẽ không thể tránh khỏi việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Việt Nam sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc này.”
Nguồn: https://e.vnexpress.net/news/economy/why-more-european-firms-are-choosing-vietnam-over-china-4474151.html
Từ mới:
geopolitical (adj) /ˌdʒiː.əʊ.pəˈlɪt.ɪ.kəl/ : thuộc về địa chính trị
capture (v) /ˈkæp.tʃər/ : đoạt được, lấy được, chiếm được
disarray (n) /ˌdɪs.əˈreɪ/ : sự lộn xộn, xáo trộn
dent (n) /dent/ : hư hỏng, sự suy yếu
infrastructure (n) /ˈɪn.frəˌstrʌk.tʃər/ : cơ sở hạ tầng
ratified (v) /ˈræt.ɪ.faɪ/ : thông qua, phê chuẩn, phê duyệt
sophisticated (adj) /səˈfɪs.tɪ.keɪ.tɪd/ : tinh vi, phức tạp, công phu