Trong bài viết này Báo Song Ngữ sẽ giới thiệu tới các bạn một cấu trúc rất quan trọng trong tiếng Anh đó là Câu giả định hay còn được gọi là Câu cầu khiến. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
I. Cách dùng
Câu giả định (The subjunctive mood) hay còn được gọi là thức giả định hay câu cầu khiến là cách sử dụng động từ để diễn tả một tình huống giả định. Ví dụ “If I were you” hay “I wish you were here” để thể hiện mong muốn, “I demand she be on time” thể hiện một yêu cầu hoặc một gợi ý. Chủ thể thứ nhất muốn chủ thể thứ hai làm một công việc gì đó. Thức giả định được sử dụng chủ yếu trong văn viết.
Ex: If it were me, I’d come.
(Nếu là tôi, tôi sẽ đến)
➔ Vì đây là tình huống giả định nên was trở thành were
Ex: I wish it were real.
(Tôi mong ước nó là thật)
➔ Vì câu này thể hiện mong ước nên was trở thành were
Ex: It is important that the school time begin immediately.
(Nó rất quan trọng rằng giờ học phải được bắt đầu ngay lập tức)
➔ Vì câu này thể hiện yêu cầu nên begins trở thành begin
Ex: I propose that she take part in this competition.
(Tôi đề xuất rằng cô ấy tham dự cuộc thi này)
➔ Vì câu này thể hiện sự gợi ý nên takes trở thành take
II. Phân loại câu giả định
1. Hiện tại giả định
* Cấu trúc thứ nhất của câu giả định:
S1 + V1 + that + S2 + (not) + V2 (động từ nguyên thể)
➔ V1 là động từ thể hiện yêu cầu, ý muốn, đề nghị, gợi ý, ra lệnh, bao gồm các động từ sau: to ask, to wish, to demand, to insist, to order, to command, to suggest, to recommend, to advise, to decree (ra lệnh), to move, to prefer, to request, to urge (hối thúc, thúc giục), to require, to stipulate (quy định, đặt điều kiện), to propose. Điều kiện bắt buộc là trong câu phải có “that”.
Ex: All we ask of a class president is that she be responsible.
(Tất cả những gì chúng tôi đòi hỏi ở một người lớp trưởng là cô ấy phải có trách nhiệm)
Ex: She requests that her husband appear in court.
(Cô ấy yêu cầu chồng mình phải ra hầu tòa)
Cũng có thể sử dụng cấu trúc: should + infinitive.
➔ Trong tiếng anh – anh, trước động từ ở mệnh đề 2 (động từ nguyên thể) thường có should nhưng tiếng anh – mỹ thì không.
Ex: My mom suggests that I should take morning exercises.
(Mẹ tôi gợi ý rằng tôi nên tập thể dục buổi sáng)
*Cấu trúc thứ hai của câu giả định:
It + (be) + adj + that + S + (not) + V (động từ nguyên thể)
Các tính từ được sử dụng là các từ được liệt kê sau đây: crucial (quyết định, chủ yếu), neccessary, important, essential, imperative (bắt buộc, cấp bách), advisory (cố vấn), mandatory (có tính chất bắt buộc), suggested, required, urgent, vital (sống còn, quan trọng), obligatory (bắt buộc, cưỡng bách), proposed (được đề nghị, dự kiến).
Ex: It is essential that he call customers.
(Nó rất cần thiết rằng anh ấy phải liên lạc với khách hàng)
*Cấu trúc thứ ba của câu giả định:
V/adj -> danh từ + that + S + V (nguyên thể)
Ex: It is a recommendation from teachers that the students should read books before class.
(Giáo viên gợi ý rằng học sinh nên đọc sách trước khi đến lớp)
*Cấu trúc thứ tư của câu giả định:
S1 + would rather + that + S2 + (not) + V (nguyên thể)
(Chỉ sử dụng cấu trúc này khi thấy có dấu hiệu của tương lai)
Ex: I would rather that you wake me up tomorrow morning.
(Tôi muốn cậu đánh thức tôi dậy sáng ngày mai)
2. Quá khứ giả định
Trong dạng này, be sẽ được đổi thành were.
*Cấu trúc thứ nhất của câu giả định:
If + S + Vp + S + would/could + V (nguyên thể)
Ex: If I were you, I would choose English course.
(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chọn khóa học tiếng anh)
*Cấu trúc thứ hai của câu giả định:
Wish/If only + S + Vp…
Ex: I wish you stopped singing.
(Tôi ước gì bạn ngừng hát)
Ex: If only I could sing as well as you.
(Giá mà tôi có thể hát hay như bạn)
*Câu giả định với as if/though:
S + V + as if/though + S + Vp
Ex: He acts as if he knew me well.
(Anh ấy tỏ ra như thể biết tôi rõ lắm)
Ex: It is such a cold day. It looks as though it were winter now.
(Thật là một ngày trời lạnh. Trông có vẻ như là mùa đông bây giờ vậy)
*Cấu trúc của câu giả định với would rather:
S + would rather + (not) + have done something + than…
Ex: We drank coffee but we would rather have drunk milk.
(Chúng tôi đã uống cà phê nhưng chúng tôi thà uống sữa còn hơn)
Ex: He would rather have played tennis than playing chess last week.
(Tuần trước anh ấy thà chơi quần vợt còn hơn chơi cờ)
S1 + would rather + that + S2 + Vp
➔ Bắt buộc phải có dấu hiệu của thì hiện tại
Ex: I would rather that you stayed with me right now.
(Tôi muốn bạn ở bên cạnh tôi ngay lúc này)
*Cấu trúc với It’s time:
It’s (high/about/great) time + S + Vp hoặc là It’s (time) for somebody + to V
Ex: It’s time I had to leave.
(Đã đến lúc tôi phải đi)
3. Quá khứ hoàn thành giả định
*Cấu trúc thứ nhất
If + S + had + V (quá khứ hoàn thành) + S + would/could + have + Vpp/Vp
Ex: If I had tried my best, I could have received a gift from my father.
(Nếu tôi cố gắng hết sức mình thì tôi có lẽ đã nhận được một món quà từ bố)
*Cấu trúc thứ hai với wish/if only:
Wish/If only + S + had + V (quá khứ hoàn thành)
Ex: I didn’t get good result. I wish I had studied harder.
(Tôi đã không nhận được kết quả tốt. Tôi ước giá mà mình đã học hành chăm chỉ hơn)
*Cấu trúc thứ ba với as if/though
S + Vp + as if/though + S + had + V (quá khứ hoàn thành)
Ex: When I met you, you looked as if you had been exhausted.
(Khi tôi gặp bạn, trông bạn như thể đã kiệt sức vậy)
*Cấu trúc thứ tư với Would rather:
Would rather + S + had + V (quá khứ hoàn thành)/Vp
Ex: I would rather that I had bought that shirt last Monday.
(Tôi ước gì đã mua chiếc áo đó vào thứ hai trước)
III. Dưới đây tóm tắt lại cách một số động từ thay đổi khi nó nằm trong câu giả định
1. Am, is, are (to be ở thì hiện tại)
Ex: She is tired. (Cô ấy đang mệt)
Be (ở thức giả định)
Ex: I ask that you be surprised. (Tôi muốn biết rằng liệu bạn có bất ngờ)
2. Has (ngôi thứ 3 số ít của to have ở thì hiện tại)
Ex: She has 2 dimples. (Cô ấy có 2 má lúm)
Have (ở thức giả định)
Ex: I demand she work seriously. (Tôi yêu cầu cô ấy làm việc nghiêm túc)
3. Was (ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 số ít của to be ở thì quá khứ)
Ex: He was famous. (Anh ấy từng nổi tiếng)
Were (ở thức giả định)
Ex: I wish he were famous. (Tôi ước rằng anh ấy nổi tiếng)
4. Prepares, works, does, sings, dances…(động từ ngôi thứ 3 số ít, thường kết thúc bằng “s”)
Ex: He prepares lunch. (Anh ấy chuẩn bị bữa trưa)
Ở thức giả định các động từ như trên bỏ đi “s”.
Ex: I request he prepare lunch. (Tôi yêu cầu anh ấy chuẩn bị bữa trưa)
Bài tập trắc nghiệm vận dụng
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về thức giả định hay chính là câu giả định trong Tiếng Anh. Chúc bạn học thật tốt!
XEM THÊM:
- 100+ Từ Nối trong tiếng anh bạn cần Phải Biết!
- Cấu trúc Suggest: Lý thuyết, cách dùng & bài tập vận dụng
- Cấu trúc “As soon as, As long as, As well as, As far as” là gì?