Nội động từ và ngoại động từ là phần kiến thức cơ bản nhưng lại luôn có không ít người gặp phải những khó khăn. Họ không phân biệt được thế nào là nội động từ, thế nào là ngoại động từ, dẫn đến những nhầm lẫn trong cách sử dụng, đặc biệt là trong phần bài tập về câu chủ động và bị động.
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết 2 loại từ này thông qua những dấu hiệu cực đơn giản và cách sử dụng của chúng.
Hãy cùng theo dõi nhé!
Cách nhận biết nội động từ và ngoại động từ
Khi vừa nhìn vào một câu văn nào đó, bạn chỉ cần nhìn qua về cấu trúc của nó là đã hoàn toàn có thể nhận biết được từ đó là nội động từ hay ngoại động từ.
Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
Nội động từ |
Ngoại động từ |
Nội động từ diễn tả hành động của chủ thể không tác động trực tiếp lên bất kì một đối tượng nào khác.
Ex: Birds fly in the sky. (Những chú chim bay trên bầu trời.) |
Ngoại động từ chỉ các hành động mà chủ thể cần tác động lên một đối tượng nào đó.
Ex: My father bought a car. (Bố tớ mua ô tô rồi.) |
Cấu tạo chính của câu văn chỉ cần có chủ ngữ và động từ, không cần thêm tân ngữ mà vẫn tạo thành một câu có nghĩa hoàn chỉnh.
Ex: She is smiling. (Cô ấy đang mỉm cười.) |
Trong câu văn chứa ngoại động từ, luôn cần có tân ngữ chỉ người hoặc vật chịu tác động của hành động mà chủ thể gây ra. Nếu không có sẽ không thể tạo thành câu.
Ex: I’m writing a letter. (Tôi đang viết thư.) |
Trên đây là bảng so sánh giúp bạn có thể nhận biết nhanh chóng nội động từ và ngoại động từ thông qua việc nhìn vào cấu tạo câu văn.
Vậy, cách sử dụng của nội động từ và ngoại động từ như thế nào?
Cách dùng của nội động từ và ngoại động từ
1. Nội động từ – Cách dùng
Nội động từ là những từ miêu tả hành động chủ thể thực hiện không cần tới bổ ngữ trực tiếp để làm rõ. Thông thường, nội động từ sẽ là các từ miêu tả hành vi vật lý, những chuyển động của người hoặc vật.
Ex:
Suddenly Joss appeared in the doorway.
(Đột nhiên, Joss xuất hiện ở cửa.)
Did it rain last night?
(Hôm qua trời đã mưa à?)
Một số nội động từ thường gặp: appear, die, lie, sneeze, arrive, disappear, live, snow, come, fall, rain, wait, cough, happen, rise, work….
Theo sau nội động từ có thể là một cụm giới từ hay trạng từ để tăng thêm ý nghĩa.
Ex:
Sarah is walking to the office.
(Sarah đang đi đến văn phòng.)
Lưu ý:
Trong câu chứa nội động từ đơn thuần, tức là động từ đó trong mọi nghĩa, mọi hoàn cảnh đều là nội động từ thì sẽ không bao giờ chuyển được sang dạng bị động.
2. Ngoại động từ – Cách dùng
Ngoại động từ diễn tả hành động của chủ thể tác động trực tiếp lên tân ngữ là người hoặc vật. Vì có tân ngữ nên câu văn chứa ngoại động từ sẽ có thể viết được ở hai dạng chủ động và bị động.
Ex:
Do you enjoy this kind of music?
(Cậu có thích thể loại nhạc này không?)
I can’t find her name on the list. (chủ động)
(Tôi không thể tìm được tên cô ấy trong danh sách.)
⟹ Her name can’t be found on the list. (bị động)
Một số ngoại động từ thường gặp như: ask, describe, get, need, take, attend, discuss, like, raise, telephone, believe, emphasise, join, receive, use, buy, enjoy, lose, say, want, consider, expect, love, suggest, watch, contact, find, make….
Một vài ngoại động từ chỉ có một tân ngữ, số khác lại có hai tân ngữ: Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp.
- Tân ngữ trực tiếp là tân ngữ chỉ người hoặc vật chịu tác động trực tiếp từ chủ thể. Trong một vài trường hợp, tân ngữ trực tiếp lại có thể là mệnh đề câu hỏi. Những ngoại động từ có tân ngữ là mệnh đề câu hỏi có thể kể đến như: Depend, discuss, confirm, think, say, see….
Ex:
Can you remember what they told us at the hotel?
(Cậu có nhớ họ đã nói gì với mình ở khách sạn không?)
- Tân ngữ gián tiếp là đối tượng nhận được lợi ích từ hành động mà chủ thể tác động lên tân ngữ trực tiếp. Hay nói cách khác, khi một người làm điều gì đó cho một người hoặc vật khác thì đó là tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ gián tiếp luôn đứng trước tân ngữ trực tiếp.
Ex:
He gives me flowers.
(Anh ấy tặng hoa cho tớ.)
Trong câu này, He là chủ thể thực hiện hành động, gives là ngoại động từ, me là tân ngữ gián tiếp có lợi ích từ hành động tặng và flowers là tân ngữ trực tiếp chịu hành động tặng.
Một số ngoại động từ có hai tân ngữ: Bring, buy, give, make, offer, pass, sell, show, wish….
Lưu ý:
Không cần thiết phải có giới từ đứng sau ngoại động từ.
Ex:
The book emphasises the role of the arts in society.
(Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của nghệ thuật trong xã hội.)
Not: The book emphasises on the role of the arts in society.
Nội động từ hay ngoại động từ?
Một số từ có thể đóng cả hai vai trò là nội động từ và ngoại động từ tùy thuộc vào ngữ cảnh, cách dùng, ý nghĩa nó thể hiện trong câu.
Có thể hai câu với hai vai trò khác nhau nhưng nghĩa của động từ đó lại không thay đổi. Ở một vài động từ khác thì ý nghĩa của chúng lại thay đổi hoàn toàn.
Việc nhận biết các từ này để sử dụng trong bài tập câu chủ động, câu bị động thường khó khăn hơn những động từ chỉ thuần ngoại hoặc chỉ thuần nội.
Thông thường những động từ như thế khi là ngoại động từ thì mối quan hệ giữa chủ ngữ và động từ là chủ ngữ thực hiện hành động. Còn khi là nội động từ thì hành động hoặc sự kiện đó xảy ra với chủ ngữ.
Ex:
He opened the door and walked in. (Ngoại động từ)
(Anh ấy đã mở cửa và bước vào.)
The door opened slowly. (Nội động từ)
(Cánh cửa mở từ từ.)
Bài tập vận dụng
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà mình đã tìm hiểu và tổng hợp được để gửi đến các bạn.
Chúc bạn học tốt.
Hãy tiếp tục ủng hộ các bài viết khác của mình nhé!
XEM THÊM:
- Cách viết Ngày, Tháng, Năm trong tiếng Anh [Dễ học, dễ nhớ]
- Approximately, about, Around, Nearby và Roughly: Cách dùng & Phân biệt
- Vice versa trong tiếng Anh là gì? Ý nghĩa & cách dùng