Một cuộc hội thoại thành công, truyền tải được thông điệp của người nói cũng như thể hiện được cảm xúc của người trong cuộc là cuộc hội thoại có sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố về cách dùng từ, dùng câu, trạng thái của người nói, tâm trạng của người nghe… Và trong tất cả các yếu tố này, có lẽ cách dùng từ, đặt câu là quan trọng nhất bởi ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của cuộc trò chuyện. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về loại câu cần thiết và cũng được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh: Câu cảm thán.
Câu cảm thán là câu diễn tả cảm xúc hay thái độ (hạnh phúc, vui mừng, ngạc nhiên, thán phục, tội nghiệp, ghê tởm,…) của người nói đối với một sự vật/ sự việc nào đó.
Trong tiếng Anh, cấu trúc câu cảm thán rất đa dạng. Đôi khi, chỉ một từ cũng có thể tạo thành câu cảm thán (ví dụ: Wow! thể hiện sự ngạc nhiên). Tuy nhiên, có 3 kiểu câu cảm thán cơ bản và thông dụng nhất là Câu cảm thán với What, Câu cảm thán với How và Câu cảm thán với So/ Such. Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu các loại câu này nhé!
1. Câu cảm thán với What
- Dạng 1: Với danh từ số ít
What + a/an + adj + danh từ số ít
Ex: What a beautiful girl! (Quả là một cô gái đẹp)
What an interesting movie! (Bộ phim này thú vị quá)
What a cute baby! (Em bé dễ thương quá)
- Dạng 2: Với danh từ số nhiều
What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be)
Nếu cuối câu bạn sử dụng động từ “to be” thì động từ này sẽ được chia ở dạng số nhiều.
Ex: What excellent students are! (Những học sinh này thật quá xuất sắc)
What beautiful flowers are! (Những bông hoa này đẹp quá)
What small apartments! (Những căn hộ này nhỏ quá)
- Dạng 3: Với danh từ không đếm được
What + adj + danh từ không đếm được
Ex: What difficult grammar! (Cấu trúc khó quá)
What strong coffee! (Cà phê này mạnh quá)
- Dạng 4: Vừa cảm thán vừa kể
Đây không hẳn là một dạng hoàn toàn khác của câu cảm thán mà chỉ đơn thuần là việc thêm một cụm chủ vị ở phía sau để làm rõ nghĩa hơn cho câu mà thôi. Tuy nhiên, để bạn đọc có thể hình dung và theo dõi dễ dàng hơn, trong bài viết này, cấu trúc này sẽ được phân loại thành một dạng mới.
What + (a / an) + adj + N + S + V
Ex: What a delicious meal we have tasted! (Chúng tôi vừa có một bữa ăn rất ngon)
What friendly people I met! (Tôi đã gặp được những con người rất thân thiện)
2. Câu cảm thán với How
Đơn giản hơn nhiều so với kiểu câu với “What”, câu cảm thán với “How” chỉ có một dạng cấu trúc duy nhất, tuy nhiên cách bộc lộ cũng như cường độ cảm xúc lại cao hơn nhiều.
Cách + adj / adv + S + V
Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt khi so sánh cấu trúc này với 4 cấu trúc ở trên. Thay vì chỉ đi kèm với tính từ thì cấu trúc này cũng đi kèm với trạng từ. Cụm chủ vị (S + V) ở đây không còn là thành phần phụ được thêm vào để bổ ngữ cho câu nữa mà là thành phần hoàn toàn bắt buộc.
Ex: How cold it is! (Trời lạnh quá)
How beautifully she sings! (Cô ấy hát hay quá)
How carelessly he drives! (Anh ta lái xe ẩu quá)
How interesting this film is! (Bộ phim này thật thú vị)
3. Câu cảm thán với So/ Such
- Với So: S + V + so + adj/ adv
Ex: You are so tall! (Bạn cao quá)
He behaves so politely! (Anh ấy cư xử thật là lịch sự)
- Tên như vậy: S + V + such + (a / an) + adj / adv
Ex: That was such a memorable holiday! (Đó quả là một kỳ nghỉ đáng nhớ)
It was such pleasant weather yesterday! (Hôm qua thời tiết thật dễ chịu)
Câu cảm thán với “so” và “such” thường được đặt trong một bối cảnh cụ thể, khi cuộc trò chuyện đã diễn ra trước đó, nhằm thể hiện rõ hơn thái độ của người nói với câu chuyện đang diễn ra. Ngoài ra, cũng có sự tương đồng giữa kiểu câu này với kiểu câu cảm thán với “How”. Đó chính là đều có sự xuất hiện bắt buộc của cụm chủ vị (S + V) cũng như đều có thể kết hợp với cả tính từ và trạng từ tùy thuộc vào loại động từ được sử dụng.
4. Một số dạng câu cảm thán khác
Bên cạnh những mẫu câu cảm thán phổ biến và đúng ngữ pháp như trên, thực tế khi giao tiếp, nhiều khi người ta vẫn có thể lược bỏ một số thành phần phụ, không ảnh hưởng đến nghĩa của câu nhằm rút gọn câu cũng như mang đến sự tự nhiên trong lời nói. Họ chọn cách biểu lộ cảm xúc của mình thông qua những dạng câu không theo bất kỳ quy tắc nào. Dưới đây là một vài ví dụ như thế.
– Khi muốn động viên ai đó
- It’s risky! (Nhiều rủi ro quá)
- Go for it! (Cố gắng lên)
- Cheer up! (Vui lên đi)
- Calm down! (Bình tĩnh nào)
- It’s over! (Mọi chuyện đã qua rồi)
- Good job/ Well-done (Làm tốt lắm)
– Thể hiện cảm xúc vui mừng, hạnh phúc, hài lòng
- How lucky! (Thật là may quá)
- That’s amazing! (Thật bất ngờ)
- That’s great! (Thật tuyệt)
- That’s really awesome! (Quá tuyệt vời)
- Thank God! (Cảm ơn trời đất)
- I did it! (Mình làm được rồi)
- Nothing could make me happier. (Không điều gì làm tôi hạnh phúc hơn)
- I have nothing more to desire. (Tôi rất hài lòng)
- We are happy deed. (Chúng tôi rất vui mừng)
– Thể hiện cảm xúc buồn chán, tiếc nuối và tức giận
- What a bore! (Thật là chán quá)
- Too bad! (Tệ quá)
- Poor fellow! (Thật tội nghiệp)
- What a pity! (Thật đáng tiếc)
- What nonsense! (Thật vô lý)
Bài tập vận dụng
Hi vọng rằng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này đã đem đến cho các bạn thêm nhiều điều mới mẻ, thú vị về cách dùng từ, đặt câu trong tiếng Anh, cụ thể là câu cảm thán để có thể tự tin và tự nhiên hơn trong giao tiếp. Chúc các bạn học tập và làm việc thật hiệu quả!
XEM THÊM:
- Cấu trúc Would you like: Cách dùng và bài tập
- Cấu trúc No sooner…than: Cách dùng, đảo ngữ và bài tập
- Mẹo dùng A, An, The trong Tiếng Anh: Cách dùng & bài tập