Experts have proposed cinema authorities allow some enterprises to adopt classification services for online movies.
Các chuyên gia đã đề xuất cơ quan quản lý rạp chiếu phim cho phép một số doanh nghiệp áp dụng dịch vụ phân loại phim trực tuyến.
At a meeting about the Law on Cinema last week, Nguyen Quang Dong – director of the Institute for Policy Studies and Media Development, proposed to let the private sector participate in movie classification. According to him, with the current law, the classification process means to license each film, which is not feasible since the number of movies on the Internet is too large.
Tại cuộc họp bàn về Luật Điện ảnh vào tuần trước, ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, đã đề xuất để tư nhân tham gia phân loại phim. Theo ông, với luật hiện hành, quy trình phân loại nghĩa là cấp phép cho từng phim, điều này là không khả thi do số lượng phim trên mạng quá lớn.
The regulation creates a huge amount of work for authorities, and at the same time limits the development of online movies. If a movie was released overseas and cinema authorities have not watched and censored it yet, local businesses will be slow in releasing it to make revenues, while audiences may watch pirated movies.
Quy định này tạo ra một lượng lớn công việc cho các cơ quan chức năng, đồng thời hạn chế sự phát triển của phim trực tuyến. Nếu một bộ phim được phát hành ở nước ngoài và các cơ quan quản lý chưa kịp xem và kiểm duyệt nó thì các doanh nghiệp trong nước sẽ chậm chân và mất doanh thu vì khán giả có thể xem phim lậu.
Dong said: “There is a similar model called the notary service. In the past, only state-owned agencies could notarize documents. But after that, private notary services were allowed and are now effective.”
Ông Đồng nói: “Có một mô hình tương tự là dịch vụ công chứng. Trước đây, chỉ có cơ quan nhà nước mới có thể công chứng được giấy tờ. Nhưng sau đó, dịch vụ công chứng tư nhân đã được phép và hiện cho hiệu quả tốt”.
He proposed to empower organizations and associations working in the field of cinema or television stations to classify online releases. Authorities will issue operating licenses, so these agencies could work with movie platforms and be responsible for labeling and classifying content.
Ông đề xuất trao quyền cho các tổ chức và hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh hoặc đài truyền hình để phân loại các bản phát hành trực tuyến. Nhà nước sẽ cấp giấy phép hoạt động, vì vậy các cơ quan này có thể làm việc với các nền tảng phim và chịu trách nhiệm dán nhãn và phân loại nội dung.
At this time, National Film Council would only deal with disagreements among agencies and platforms. If an enterprise makes a wrong classification, for example, labeling a movie supposed for adults as a teenager film, the council would intervene.
Khi đó, Hội đồng duyệt phim quốc gia sẽ chỉ giải quyết những bất đồng giữa các hãng và nền tảng. Nếu một doanh nghiệp phân loại sai, chẳng hạn như dán nhãn phim cho người lớn là phim thiếu niên, hội đồng sẽ can thiệp.
In fact, businesses tend to maximize profits to attract an audience, so Dong emphasized the need for sanctions to handle violators. For example, the law needs to stipulate that those making mistakes ten times will have their licenses revoked.
Trên thực tế, các doanh nghiệp có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận để thu hút khán giả, vì vậy, ông Đồng nhấn mạnh cần có chế tài xử lý người vi phạm. Chẳng hạn, luật cần quy định doanh nghiệp nào vi phạm mười lần sẽ bị thu hồi giấy phép.
“The movie classification service on the Internet can go through a transition like this, instead of going straight to the stage when producers are allowed to classify their own products like in Singapore and Australia,” Dong said.
Ông Đồng nói: “Dịch vụ phân loại phim trên mạng có thể trải qua quá trình chuyển đổi như thế này, thay vì đi thẳng vào giai đoạn nhà sản xuất được phép phân loại sản phẩm của chính họ như ở Singapore và Úc”.
In parallel with the above solution, he also suggested building an online tool for users to conveniently report violations, as Singapore is doing. In this way, streaming services must have community standards to distinguish accounts for adults and children.
Song song với giải pháp trên, ông cũng đề xuất xây dựng một công cụ trực tuyến để người dùng thuận tiện trong việc trình báo vi phạm, như Singapore đang làm. Theo cách này, các dịch vụ phát trực tuyến phải có tiêu chuẩn cộng đồng để phân biệt tài khoản cho người lớn và trẻ em.
Many experts agreed that the government should only check movie classification from agencies instead of classifying themselves. Fraser Thompson, CEO of consulting firm AlphaBeta, said Singapore lets producers classify films to reduce the burden on state management agencies as thousands of movies are released every day.
Nhiều chuyên gia nhất trí rằng chính phủ chỉ nên kiểm tra phân loại phim từ các cơ quan thay vì tự phân loại. Fraser Thompson, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn AlphaBeta, cho biết Singapore để các nhà sản xuất phân loại phim để giảm gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước vì hàng nghìn phim được phát hành mỗi ngày.
He suggested Vietnam refer to international standards when developing the draft Law on Cinema. Self-classification with standardized criteria is an efficient approach that is more in tune with industry development. For example, video on demand (VOD) businesses across ASEAN have jointly developed a censorship mechanism to ensure safe and appropriate content.
Ông đề nghị Việt Nam tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế khi xây dựng dự thảo Luật Điện ảnh. Tự phân loại với các tiêu chí được chuẩn hóa là một cách tiếp cận hiệu quả phù hợp hơn với sự phát triển của ngành. Ví dụ, các doanh nghiệp video theo yêu cầu (VOD) trên khắp ASEAN đã cùng nhau phát triển một cơ chế kiểm duyệt để đảm bảo nội dung an toàn và phù hợp.
Le Thi Phuong Thao, managing director of Thaole Entertainment, said when distributors buy foreign films, producers and partners had already classified and labeled the films. “I also have young children, so I think children only use their own accounts. Parents should also be responsible for their children’s viewing instead of giving all the responsibility to classification agencies.”
Bà Lê Thị Phương Thảo, Giám đốc điều hành của Thaole Entertainment, cho biết khi các nhà phân phối mua phim nước ngoài, các nhà sản xuất và đối tác đã phân loại và dán nhãn cho phim. “Tôi cũng có con nhỏ nên tôi nghĩ trẻ chỉ sử dụng tài khoản của trẻ nhỏ. Cha mẹ cũng nên có trách nhiệm trong việc xem phim của con cái thay vì giao hết trách nhiệm cho các cơ quan phân loại”.
Vice Chairman of the Committee for Culture and Education under the National Assembly Phan Viet Luong, said that letting agencies classify movies is a trend in many countries, and it should work for the current reality in Vietnam, having a large number of movies on the Internet while cinema authorities have limited capacity. However, this also creates the risk of allowing films that violate the law and are not suitable for Vietnamese culture, creating an unfair environment.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội, ông Phan Viết Lượng cho rằng, việc để các cơ quan chức năng phân loại phim đang là xu hướng ở nhiều nước và nên làm với thực tế hiện nay ở Việt Nam, có một lượng lớn phim trên mạng trong khi các cơ quan quản lý rạp chiếu phim có năng lực hạn chế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra nguy cơ để lọt những bộ phim vi phạm pháp luật, không phù hợp với văn hóa Việt Nam, tạo môi trường thiếu công bằng.
Therefore, the committee proposed a combination of post- and pre-classification. This means that movies could be classified by private agencies, but those having an adverse effect on politics, ideology, national defense, and security, etc. must be classified by cinema authorities.
Do đó, ủy ban đã đề xuất sự kết hợp giữa hậu kiểm và tiền kiểm. Điều này có nghĩa là phim có thể do cơ quan tư nhân phân loại, nhưng phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh … phải được phân loại bởi cơ quan chức năng.
On Sept. 14, Minister of Culture, Sports and Tourism Nguyen Van Hung presented the draft Law on Cinema (amended) to National Assembly Standing Committee, offering two solutions on the classification of online movies. The first option: distributors classify and take responsibility, while authorities post-check. In the second option, movies are shown when there is a classification permit issued by the Ministry of Culture, Sports and Tourism, provincial People’s Committee or press agencies that have licenses to operate radio, television, and show movies on the Internet.
Ngày 14/9, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đưa ra hai giải pháp về phân loại phim chiếu mạng. Phương án thứ nhất: nhà phân phối phân loại và chịu trách nhiệm, còn cơ quan chức năng hậu kiểm. Phương án thứ hai, phim được chiếu khi có giấy phép phân loại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, chiếu phim trên mạng.
The Law on Cinema was passed by the 11th National Assembly on June 29, 2006. The Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Cinema was approved by the 12th National Assembly on June 18, 2009. After more than 14 years of implementation, the revised Law on Cinema will be voted on by the 15th National Assembly at its third session, taking place on May 2022.
Luật Điện ảnh được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh đã được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009. Sau hơn 14 năm thực hiện, Luật Điện ảnh sửa đổi sẽ được Quốc hội khóa 15 biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ ba, diễn ra vào tháng 5 năm 2022.
*Bài viết của tác giả Hoang Thuy , trên báo VnExpress, link tại:
https://e.vnexpress.net/news/life/culture/private-sector-should-take-charge-of-classifying-online-films-experts-4374331.html
Từ mới :
classification (n) /ˌklæs.ɪ.fɪˈkeɪ.ʃən/ : sự phân loại
participate (v) /pɑːˈtɪs.ɪ.peɪt/ : tham gia hoặc bị lôi cuốn vào ( một hoạt động )
license (n) /ˈlaɪ.səns/ : giấy phép, sự cho phép, bằng, chứng chỉ
feasible (adj) /ˈfiː.zə.bəl/ : khả thi, có thể thực hiện được
regulation (n) /ˌreɡ.jəˈleɪ.ʃən/ : quy định, điều lệ
censor (n) /ˈsen.sər/ : kiểm duyệt
notary (n) /ˈnəʊ.tər.i/ :công chứng
intervene (v) /ˌɪn.təˈviːn/ : xen vào, can thiệp
sanction (n) /ˈsæŋk.ʃən/ : phê chuẩn, thừa nhận
stipulate (v) /ˈstɪp.jə.leɪt/ : quy định, đặt điều kiện
distinguish (v) /dɪˈstɪŋ.ɡwɪʃ/ : phân biệt, khác biệt
censorship (n) /ˈsen.sə.ʃɪp/ : công tác kiểm duyệt
implementation (n) /ˌɪm.plɪ.menˈteɪ.ʃən/ : sự thi hành, sự thực hiện, sự bổ sung
*Bài viết được Livesteam trên Fanpage Báo song ngữ: Link tại đây