Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, theo các chuyên gia Việt Nam cần hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực KH&CN.;
Đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực KH&CN nói riêng giúp khai thác tiềm năng về nguồn vốn và nhân lực. Hoạt động đổi mới sáng tạo chú trọng vào đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN của cộng đồng xã hội, đặc biệt thúc đẩy hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu. Giá trị và những đóng góp của đổi mới sáng tạo đã được khẳng định rõ từ mô hình của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây. Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm, đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN.
Nhằm đánh giá và nêu bật vai trò, những đóng góp của đổi mới sáng tạo KH&CN đối với sự phát triển kinh tế xã hội, từ 9h00 đến 11h00 sáng nay, ngày 22/9/2016, Báo điện tử Dân trí, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN), Ban Quản lý Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (Dự án FIRST) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp tổ chức thành công Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đổi mới sáng tạo KH&CN – Yếu tố sống còn của phát triển”. Chương trình đã thu hút được hàng trăm câu hỏi của các độc giả quan tâm. Tuy nhiên, do thời lượng của chương trình có hạn nên các chuyên gia khách mời chỉ trả lời được hơn 40 câu hỏi. Xem chi tiết nội dung trả lời của các chuyên gia tại đây.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Dân trí (bìa phải) tặng hoa các khách mời của chương trình.
Chương trình Giao lưu cũng hướng đến giới thiệu một cách đầy đủ nhất thông tin về các chương trình, dự án lớn, các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo mà Bộ KH&CN đang chủ trì, tham gia, đặc biệt là Dự án FIRST. Đây cũng là dịp để đông đảo công chúng, nhất là các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN công lập, viện nghiên cứu, trường đại học, chuyên gia giỏi nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và đổi mới sáng tạo,… tiếp cận với thông tin về các khoản tài trợ, quy trình, thủ tục tham gia Dự án nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm…
Các khách mời tham gia chương trình giao lưu gồm:
Ông Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương:
Ông Lê Đăng Doanh. (Ảnh: Mạnh Thắng)
Ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc Ban Quản lý Dự án FIRST:
Ông Trần Quốc Thắng (Ảnh: Mạnh Thắng)
Ông Nguyễn Thế Truyện – Viện trưởng Viện nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA), đơn vị thụ hưởng của Dự án FIRST với Tiểu Dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các hệ thống điều khiển tích hợp dùng trong các ngành công nghiệp khai thác hầm lò, năng lượng”.
Ông Nguyễn Thế Truyện (Ảnh: Mạnh Thắng)
Bà Bùi Khánh Linh, Phụ trách bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị thụ hưởng của Dự án FIRST với Tiểu dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất protein của Nhật Bản trong phòng chống bệnh cầu trùng trên gà tại Việt Nam”.