Hiện nay, xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt trong đó, người Việt Nam thường có xu hướng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Vậy bài viết này sẽ cung cấp những lý do, và chi phí xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản.
1. Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường được gọi ngắn gọn là xuất khẩu lao động Việt Nam. Đây chính là một loại hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa là sức người nội địa để tạo ra của cải, vật chất cho người sử dụng nước ngoài. Cách hiểu đơn giản, đây là hoạt động kinh tế cung ứng lao động nội địa ra nước ngoài theo hợp đồng có hạn, nhằm phục vụ nhu cầu mục đích của doanh nghiệp nước ngoài.
2. Lý do
Mức lương lao động tại Nhật Bản
Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng, cùng với đó mức lương cơ bản cũng tương đối thấp. Do đó, những người có mức thu nhập nhất ở Việt Nam thường lựa chọn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản để kiếm công việc đảm bảo và nhận mức lương cao. Có lẽ việc xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản ngày nay đã không còn xa lạ đối với thị trường lao động Việt Nam.
Mức lương cơ bản tại Nhật Bản đối với các nhóm ngành phổ thông dao động từ 29-41 triệu đồng/ tháng, còn đối với các nhóm ngành đòi hỏi trình độ, kỹ thuật sẽ có mức lương cao hơn. Ngoài ra, chưa kể đến nếu tăng ca và làm thêm mức lương trung bình mỗi tháng sẽ còn cao nữa. Nếu trừ đi các chi phí ăn ở, sinh hoạt, chi phí phát sinh, mỗi người lao động Việt Nam tại Nhật Bản có thể tiết kiệm 25-30 triệu đồng/ tháng.
Nhật Bản là đất nước tiên tiến hiện đại
Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng trong top đầu với nền kinh tế phát triển và có trình độ khoa học đứng đầu trên thế giới. Khoa học và công nghệ là nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Đất nước hiện đại, công nghệ robot vô cùng tân tiến sẽ là trải nghiệm vô cùng lý thú khi lao động tại Nhật Bản. Bạn sẽ được trải nghiệm những phát minh “có một không hai” tại Nhật Bản.
Kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản
Kinh nghiệm làm việc tại đất nước xứ sở hoa anh đào, chính là cơ hội vô cùng quý báu để người lao động Việt Nam có thể trau dồi kinh nghiệm. Người Nhật Bản nổi tiếng với sự nghiêm túc và cẩn thận trong làm việc. Họ coi trọng học vấn và tính chất cầu tiến trong công việc. Người Nhật chăm chỉ, tiết kiệm và rất để ý đến tinh thần làm việc tập thể. Họ nỗ lực và tinh thần làm việc nhóm rất cao.
3. Chi phí
Nhìn chung chi phí xuất khẩu lao động sang Nhật Bản năm 2020 có xu hướng giảm so với các năm trước. Do chính phủ Nhật Bản có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút lực lượng lao động nước ngoài, đặc biệt trong đó có Việt Nam. Đối với các hộ nghèo, vùng nông thôn xuất khẩu sang Nhật Bản chính là cơ hội để đổi đời. Tuy nhiên, mức chi phí xuất khẩu lao động sang Nhật Bản này đối với họ sẽ không phải là con số nhỏ. Do đó, cần phải tìm hiểu kĩ toàn bộ chi phí trước khi sang Nhật Bản.
Chi phí xuất khẩu lao động 1 năm
Chi phí từ Việt Nam sang Nhật Bản 1 năm phù hợp đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, vùng nông thôn. Do mức chi phí này dao động trong khoảng trên – dưới 50 triệu Việt Nam đồng. Mức chi phí này rẻ hơn nhiều và chỉ bằng 1/3 so với chi phí xuất khẩu lao động sang Nhật Bản 3 năm.
Chi phí xuất khẩu lao động 3 năm
Mức chi phí từ Việt Nam sang Nhật Bản trong 3 năm dao động từ 100 triệu – 155 triệu Việt Nam đồng. Thời hạn lao động 3 năm sẽ góp phần giúp các lao động người Việt Nam tích góp được kha khá tiền của, cũng như tích lũy kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài.
Tổng hợp chi phí xuất khẩu lao động
Các loại chi phí xuất khẩu sang Nhật Bản bắt buộc phải đóng bao gồm chi phí khám sức khỏe, chi phí học nguồn, chi phí môi giới, chi phí dịch vụ, chi phí đào tạo tiếng Nhật và chi phí đào tạo tay nghề. Còn có phí hồ sơ, dịch thuật để có thể làm hồ sơ, thủ tục để sang Nhật làm việc. Ngoài ra, người xuất khẩu ra nước ngoài còn phải làm những thủ tục giấy tờ, xin Visa, mua vé bay để có thể sang Nhật Bản. Chi phí ăn ở, sinh hoạt cũng sẽ phát sinh.
Như vậy, xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng trở nên quen thuộc đối với thị trường lao động Việt Nam. Ngày nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, mở rộng hội nhập quốc tế, xuất khẩu sang Nhật Bản cũng chính là cơ hội mở ra đối với người lao động Việt Nam. Họ muốn kiếm được nguồn thu nhập cao và công việc ổn định. Tuy vậy, nó cũng sẽ có những khó khăn và áp lực khi làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài. Hi vọng bài viết cung cấp những thông tin bổ ích đối với các bạn!
XEM THÊM:
- Ngành thiết kế đồ họa: Mọi điều cần biết về ngành học thú vị!
- Ngành Logistics là gì? Top trường đào tạo hàng đầu tại Việt Nam và nước ngoài
- Ngành Tâm lý học: nên chọn trường nào?- Những điều cần biết