Hiện nay, xã hội càng phát triển thì con người lại càng có nhu cầu tìm những công việc phù hợp với bản thân và có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, để tìm được việc tốt thì trước hết bạn phải có đơn thư xin việc viết tay thật thu hút và tạo ấn tượng tốt đến các nhà tuyển dụng việc làm mà bạn muốn apply. Nhưng một số bạn thì vẫn chưa biết được khi viết đơn phải viết những gì.
Sau đây, Báo Song Ngữ sẽ giải đáp một số thắc mắc, có những gợi ý về cách viết và các bài viết mẫu đơn thư xin việc viết tay.
1. Đơn thư xin việc viết tay là gì?
Có 3 định dạng đơn xin việc để bạn lựa chọn: một là đơn viết tay, hai là đơn đánh máy, ba là email xin việc. Với một số loại hình công việc liên quan đến văn bản, có thể nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn nộp đơn viết tay.
Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp về đơn viết tay.
Đây là một lá thư mà bạn sẽ gửi tới cho các nhà tuyển dụng. Trong lá thư viết đó, bạn phải bày tỏ được mong muốn được làm việc tại các công ty và doanh nghiệp tuyển dụng.
Cho thấy rằng bạn đã thực sự tìm hiểu rất kỹ càng về công việc, công ty và đưa ra được năng lực, sự chuyên nghiệp của bạn đối với công việc làm sao có thể thuyết phục các nhà tuyển dụng chọn bạn.
Mặc dù vậy, bạn không cần dùng quá nhiều các câu từ khó hiểu, to tát hay vĩ mô. Cũng không nên quá khoe khoang, nói đi nói lại về một số bằng cấp hay thành tích của mình. Nên sử dụng các từ ngữ thân mật, dễ hiểu, đặc biệt thể hiện được cá tính và con người của mình. Tất nhiên, bạn vẫn phải tuân thủ theo những quy định chung về cách viết đơn xin việc chuẩn mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần dưới đây.
2. Cách viết đơn xin việc viết tay
Trong một bài đơn viết thư xin việc cơ bản thì phải có đủ ba phần: phần đầu, phần thân, và phần kết đoạn.
a) Lời chào: Kính gửi ông/bà… và ghi rõ ngày, tháng, năm.
b) Đoạn mở đầu: viết tên, giới thiệu về bản thân của bạn và vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển vào công ty của họ. Bạn tìm thấy công việc này qua đâu hoặc có ai đó giới thiệu?
Bạn nên viết khoảng 1-2 dòng thật ngắn gọn mà xúc tích.
c) Đoạn giữa: Bạn trình bày các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm thực sự phù hợp với công việc.
Dành 4-5 câu trình bày về kỹ năng và kinh nghiệm thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đặc biệt quan trọng hơn nữa, bạn dùng những từ ngữ cho thấy được bạn đã rất tìm hiểu rõ về công ty và vị trí bạn sắp làm ở công ty hoặc tập đoàn đó.
Đối với phần này thì nên viết khoảng 2-3 câu.
d) Đoạn cuối: khuyến khích nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn. Kết thúc với một lời nhắn, nếu nhà tuyển dụng muốn nhận bạn thì họ có thể xem xét và gọi cho bạn qua số điện thoại. Cho biết rằng bạn đang mong muốn nhận được hồi âm. Vì thế, đừng quên để lại số điện thoại và email liên lạc.
e) Kết thư: nói lời cảm ơn, dùng những cụm từ như “Trân trọng”, “Chân thành”… và ký tên.
3. Công dụng của đơn xin việc viết tay
Thư xin việc hay thư ngỏ xin việc (cover letter) sẽ giới thiệu về bản thân bạn, giải thích mục đích của bạn bằng văn bản, nêu bật một vài kinh nghiệm hoặc kỹ năng đồng thời đưa ra lời đề nghị được gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Lá thư viết tay này chính là ấn tượng đầu tiên về bạn đối với nhà tuyển dụng, vậy nên hãy học hỏi và cân nhắc để viết một bức thư đầy ấn tượng và hiệu quả. Thư không chỉ nói về những thành tích của bạn mà còn tiết lộ khả năng làm việc và giao tiếp, những yếu tố nhà tuyển dụng rất quan tâm ở mỗi ứng viên.
Ngoài ra, nếu bạn gửi một đơn thư xin việc bằng tay thì bạn sẽ có thể thấy rằng bản thân của đã rất cố gắng để có được thành tích này, bạn sẽ rất tự hào về bản thân và tự tin để đạt được công việc bạn mong muốn.
4. Một số lưu ý khi viết đơn xin việc
+) Đánh giá nhu cầu của nhà tuyển dụng và kỹ năng của bạn, sau đó cố gắng kết hợp chúng lại để đưa ra những luận điểm thuyết phục.
+)Viết nắn nót chữ, sạch sẽ, sử dụng đúng khuôn khổ của tờ giấy. Tránh viết dài quá 2-3 trang giấy, vì đôi khi nhiều nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để xem hết được, chỉ cần ngắn gọn và súc tích.
+) Thể hiện những kiến thức hoặc hiểu biết của bạn về công ty, doanh nghiệp.
+) Viết thư thật rõ ràng, mạch lạc; tránh những câu dài và phức tạp; tránh sử dụng quá nhiều thuật ngữ.
+) Sử dụng các câu văn mang tính hành động; truyền đạt sự tự tin, lạc quan, nhiệt tình và chuyên nghiệp.
+) Bạn cũng có thể thể hiện một số tính cách của bản thân, nhưng tránh phô trương, hoặc dùng câu chữ không mang tính chính thống.
+) Sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lý; mỗi luận điểm nên ngắt thành một đoạn văn.
+) Đừng quên chữ ký của bạn ở cuối thư, và đó phải là một chữ ký đẹp và cẩn thận chứ không phải là một nét bút nghệch ngoặc.
+) Bạn không nên nói dối, giấy tờ hoặc câu từ phải chân thật.
5. Mẫu đơn thư xin việc viết tay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐƠN XIN VIỆC
Kính gửi: ………….
Tên tôi là: ……..
Tôi có đọc được thông tin tuyển dụng của công ty qua một quảng cáo trên trang mạng và được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng bổ sung vị trí …
Tôi cảm thấy công việc đó rất phù hợp với mong muốn và trình độ chuyên môn của mình. Tôi rất mong được quý công ty bớt chút thời gian xem xét nguyện vọng ứng tuyển này của mình.
Tồi vừa tốt nghiệp trường Đại học … vào tháng … năm … chuyên ngành … . Mặc dù tôi chưa chính thức làm việc … tại Doanh nghiệp nào nhưng với tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tham gia từ nhiều câu lạc bộ và quá trình đi thực tập tôi cũng đã được tiếp xúc với môi trường công ty, Doanh nghiệp thực tế.
Tôi rất tin tưởng vào khả năng của bản thân mình có thể làm tốt được ví trí … mà công ty đang tuyển dụng.
Tôi rất mong muốn được làm việc tại công ty mình để có cơ hội phát triển được khả năng của bản thân, vận dụng được những kiến thức – kỹ năng mà mình đã được học. Để có thể săn sàng ứng tuyển cho vị trí này tôi đã trang bị cho mình khả năng … Dù là làm việc nhóm hay độc lập tôi sẽ luôn có trách nhiệm.
Vì vậy, rất mong công ty sẽ cho tôi cơ hội được cống hiến được làm việc tại công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm …
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên).
Các bạn có thể tải thêm 1 số mẫu Tại Đây.
XEM THÊM:
- TOP 20 bản nhạc, bài hát tiếng Anh hay nhất mọi thời đại
- Resume là gì? Cách trình bày bản tóm tắt chính xác nhất
- Chứng chỉ tiếng Anh phổ biến: Tất tần tật những điều bạn cần biết