Nhiều nhãn hàng hiện nay đang có xu hướng đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho các KOC để thực hiện Marketing sản phẩm thay vì chỉ tập trung bỏ tiền cho các KOLs hay những người nổi tiếng như trước.
Vậy KOC là gì? KOC là viết tắt của từ gì? Doanh nghiệp sử dụng KOC sẽ nhận được những lợi ích gì? Booking KOC cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau nhé!
KOC là gì? KOC là viết tắt của từ gì?
KOC (viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng chủ chốt. Hiểu đơn giản, KOC là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường, có nhiệm vụ chính là dùng thử các sản phẩm, dịch vụ rồi đưa ra đánh giá, nhận xét mang tính chuyên môn và khách quan nhất.
Làm KOC kiếm tiền như nào? Kiếm được bao nhiêu tiền?
Các cách kiếm tiền của một KOC:
- Booking KOC quảng cáo: Nhãn hàng thuê KOC Tiktok review, giới thiệu, PR về một sản phẩm.
- Affiliate (Tiếp thị liên kết): KOC gắn link mua hàng, nếu người mua truy cập vào link đó và đặt mua hàng thành công thì sẽ được trích hoa hồng từ đơn hàng.
- Lượt xem trên mạng xã hội: Bài đăng trên Facebook, Instagram,..
- Trở thành đại sứ cho thương hiệu: Đại diện cho nhãn hàng chẳng hạn như Tóc Tiên và nhãn hàng Clear, Sơn Tùng M-TP và Deli,..
- Trở thành diễn giả: Nếu KOC có kiến thức chuyên môn cao trong một lĩnh vực.
- Bán sản phẩm của riêng mình: Tự sản xuất và bán hàng trên các nền tảng.
Thu nhập trung bình của một KOC dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng/tháng, có nhiều KOC có thể kiếm từ 100 – 150 triệu đồng/tháng.
Bạn có thể xem kỹ hơn tại video sau: https://www.youtube.com/watch?v=KHdbGajQ77k
3 bước đánh giá hiệu quả của một chiến dịch KOC Marketing
Để chọn lựa, gửi gắm sản phẩm, dịch vụ cho những KOC phù hợp nhất, tăng tỷ suất thành công cho chiến dịch tiếp thị, các nhãn hàng thường đánh giá KOC Marketing qua 3 tiêu chí sau:
Relevant
Relevant (Mức độ phù hợp) là chỉ số thể hiện mức độ phổ biến của nội dung mà KOC chia sẻ trên các trang mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Instagram,… Đồng thời, Relevant cũng được xem là một tiêu chí để xác định mức độ liên quan của KOC với sản phẩm, dịch vụ của nhãn hàng.
Cần xác định rõ kênh Tiktok của KOC thuộc lĩnh vực cụ thể nào, chuyên review về sản phẩm nào, có phù hợp với sản phẩm của nhãn hàng hay không?
Growth
Growth (Tăng trưởng) của KOC được đánh giá dựa trên các khía cạnh như:
- Cập nhật xu hướng tiêu dùng, việc phát triển và sản xuất nội dung dựa trên thông tin sản phẩm nhãn hàng hướng tới trong chiến dịch Marketing.
- Lượng người hâm mộ là đối tượng mục tiêu của khách hàng doanh nghiệp để chiến dịch quảng cáo có hiệu quả nhất
- Khả năng chiếm được lòng tin của khách hàng, tạo ra sức ảnh hưởng đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, tăng trưởng cơ sở dữ liệu khách hàng và tăng trưởng doanh số bán hàng.
- Dữ liệu về lượt view, comment, share, tương tác các bài post/video/livestream trong khoảng 1 -3 tháng gần nhất.
Performance
Performance (Hiệu suất) là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động tiếp thị và truyền thông liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hợp tác với KOC đã tăng doanh thu cho nhãn hàng.
Cần xem xét kỹ doanh thu của KOC nếu hoạt động trên Tiktok, bạn có thể check doanh thu dễ dàng bằng công cụ của MYKOL (https://mykol.vn/components/search-tiktok-candidates)
Ví dụ dưới đây là doanh thu của các KOC và KOL lớn cập nhật đến tháng 1/2024:
Tên | Kênh Tiktok | Doanh thu 30 ngày |
Phạm Thoại | https://www.tiktok.com/@norinpham_m4 | 11 tỷ |
Pew Pew | https://www.tiktok.com/@realpewpew | 7,5 tỷ |
Ngọc Linh (vợ Huấn Hoa Hồng) | https://www.tiktok.com/@phamngoclinh_official | 5,8 tỷ |
Long Chun | https://www.tiktok.com/@longchunchun | 2 tỷ |
Call Me Duy | https://www.tiktok.com/@vuduy2412 | 1,7 tỷ |
Tham khảo giá booking KOL/KOC mới nhất tại đây.
KOC được đánh giá cao nếu tạo ra được những nội dung hấp dẫn, đánh vào tâm lý của đối tượng mục tiêu, đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao.
Lợi ích sử dụng KOC đối với doanh nghiệp
Với nhu cầu lắng nghe, tham khảo những phản hồi, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng, khái niệm KOC đã ra đời. Khác với KOL, sử dụng KOC sẽ tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng, thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm.
4 lợi ích trực tiếp dưới đây sẽ lý giải vì sao doanh nghiệp thường sử dụng KOC cho chiến dịch Marketing sản phẩm:
Tính xác thực
Các đánh giá, nhận xét của KOC mang tính khách quan, do vậy thường chân thực và hữu ích hơn, tạo dựng được niềm tin với người tiêu dùng. Từ đó, thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Khi KOC có đánh giá tốt về sản phẩm, công chúng sẽ có cái nhìn tốt hơn về thương hiệu. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, có phương pháp chăm sóc khách hàng tốt hơn, tăng lòng tin của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, nếu KOC đưa ra những nhận xét không đúng sự thật hay những nhận xét nói quá về công dụng của sản phẩm, điều này vô tình có thể gây ra tác dụng ngược với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tăng doanh thu
Với những đánh giá chân thực từ những bài viết, hình ảnh, video trên mạng xã hội của KOC, điều này sẽ thúc đẩy quyết định mua hàng, từ đó tăng doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp.
Tính lan tỏa của thông tin
Sử dụng KOC, doanh nghiệp sẽ lan toả được các thông tin, nội dung đến chính những người theo dõi của KOC đó. Vì thế, lựa chọn KOC phù hợp với lĩnh vực, chuyên môn, nhu cầu của doanh nghiệp sẽ giúp lan tỏa thông tin đến đối tượng mục tiêu hiệu quả hơn.
Tiết kiệm chi phí
So với KOL, giá booking KOC thấp hơn vì doanh nghiệp chỉ trả một số phí nhất định dựa trên độ tương tác KOC mang lại hoặc đơn hàng được tiếp thị liên kết thành công. Do vậy, sử dụng Marketing KOC Tiktok có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn.
3 Case study sử dụng KOC Tiktok thành công
Thành công của thương hiệu “Ăn cùng bà Tuyết”
Chỉ trong một thời gian ngắn, “Ăn cùng bà Tuyết” đã trở thành “cơn sốt” trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok. Nhãn hàng này đã thực hiện truyền thông thương hiệu vô cùng thành công nhờ kế hoạch sử dụng hàng loạt KOC Tik Tok, đem đến phong cách trẻ trung, hài hước, đồ ăn bắt mắt và không kém phần ngon miệng.
Bằng chiến dịch Marketing độc đáo, mới đây sản phẩm “đùi gà rong biển” đã thu về hơn 61,8 nghìn lượt bán trên Tiktok. Chiến dịch quy tụ hàng loạt Tiktoker review sản phẩm như Hoàng Hôn, Tiểu Ngáo, Hiếu Shyn, Võ Hà Linh…, cùng chương trình Affiliate KOC Tik Tok, tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu, phủ sóng khắp mạng xã hội và đem về doanh thu khủng cho nhãn hàng này.
Giải mã CHAUTFIFTH – Thương hiệu túi xách được giới trẻ yêu thích
Thay vì dành nhiều chi phí cho hoạt động Marketing và quảng bá sản phẩm, CHAUFITH sử dụng hàng loạt các KOC làm đẹp, phủ sóng mạng xã hội Tiktok với các video chia sẻ cảm nhận, đánh giá về sản phẩm. Trong đó, có không ít các video triệu view.
Thừa thắng xông lên, thương hiệu này dùng khoản phí quảng bá sản phẩm để đầu tư cho các hoạt động lớn hơn, chẳng hạn như hoạt động quảng bá tại Miss Grand International 2023 đầy ấn tượng hay mà collab với thương hiệu mỹ phẩm M.A.C Cosmetics. Những thành công này đã đem đến cho CHAUFIFTH sự yêu thích từ giới trẻ, thu về hàng loạt con số ấn tượng.
Chinh phục thị trường Việt Nam cùng Baemin
Trước khi chính thức nói lời tạm biệt vào cuối năm 2023, Baemin đã từng làm mưa làm gió trên thị trường Việt với những chiến dịch Marketing vô cùng ấn tượng:
- Hợp tác thành công cùng Trấn Thành trong chiến dịch “Món ngon quận mình”. Với chủ đề xuyên suốt “Yêu an toàn” hay “Yêu thú vị”, chiến dịch đã tạo nên cuộc bàn luận sôi nổi bởi câu chuyện “Bad boy ain’t good, but good boy ain’t fun.
- Chiến dịch “Thử chút Healthy” – được coi là cú nổ truyền thông của thương hiệu đồ ăn đến từ Hàn Quốc nhờ TVC Em bé kết hợp cùng ca sĩ Amee và Rapper Karik. Đánh vào tâm lý chị em phụ nữ, lần này Baemin đã nhanh chóng lọt vào top trending và nhận được bàn luận xôn xao trên mạng xã hội.
- Cho ra mắt TVC Ngọt cùng thông điệp “để ngày nào cũng là ngày ngọt ngào” nhờ sự kết hợp với những cái tên hot như JustaTee, BinZ, Rhymastic, Trâm Anh và bé Cici. Baemin lần này mong muốn truyền tải rằng: Những lời nói và cử chỉ yêu thương không cần chờ tới dịp trọng đại, cũng như bánh ngọt có thể ăn bất cứ lúc nào mình t thích.
- Hợp tác cùng KOC chuyên review ẩm thực – Ninh Tito trong chiến dịch Quán ngon quận mình. Chiến dịch đã thu hút lượng quan tâm lớn của khán giả trẻ nhờ chuỗi series review nhằm trải nghiệm và đưa ra gợi ý các quán ăn ngon theo khu vực. Các quán ăn này đồng thời cũng có mặt trên app Baemin, giúp việc thưởng thức ẩm thực trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Các lưu ý khi booking KOC Tik Tok
Để booking KOC Tik Tok hiệu quả nhất, nhãn hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lĩnh vực KOC đang hoạt động: Doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm về lĩnh vực ẩm thực không thể booking một KOC Tiktok chuyên môn về thời trang.
- Nhân khẩu học của kênh KOC Tiktok đang xây dựng: Cần xem xét các chỉ số thống kê của kênh như:
- Giới tính người xem chủ yếu là nam hay là nữ?
- Độ tuổi người theo dõi kênh có phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm của doanh nghiệp không?
- Thời gian hoạt động chủ yếu của tệp người theo dõi KOC để lên kế hoạch đăng bài phù hợp
- Tỷ lệ chuyển đổi của kênh: Doanh nghiệp, nhãn hàng cần yêu cầu chủ kênh Tiktok cung cấp số liệu báo cáo về số lượt chuyển đổi qua link mua sản phẩm trên Shopee, Tiktok Shop,..
- Yếu tố quyết định việc booking KOC không dựa vào lượt theo dõi: Tỷ lệ chuyển đổi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu suất của chiến dịch booking KOC TikTok.
- Thứ tự xem xét các chỉ số: Cần xem xét tỷ lệ chuyển đổi, rồi mới đến lượt comment, lượt view và cuối cùng mới đến lượt follow.
* Quan trọng: Bạn có thể xem được tất cả các chỉ số trên tại website Mykol.vn hoăc tải App MYKOL tại:
ChPlay: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.my.kol.my_kol
AppStore: https://apps.apple.com/us/app/my-kol/id6504571745?platform=iphone
Bạn có thể tham khảo thêm tại đường link sau: https://www.tiktok.com/@hoanghoc96137/video/7078660576578161947 hoặc tại đây.
Yếu tố, kỹ năng trở thành KOC chuyên nghiệp
Có 4 yếu tố, kỹ năng bắt buộc sau một KOC chuyên nghiệp nhất định phải có:
Hiểu rõ điểm mạnh bản thân
Để trở thành người có sức ảnh hưởng khác biệt, KOC phải hiểu rõ thế mạnh của bản thân, xác định được điểm nổi trội của mình so với những người khác. Nếu không, sẽ chẳng có ai ấn tượng về bạn, chẳng ai quan tâm bạn là ai.
Ví dụ, nếu là KOC về mảng thời trang, bạn cần am hiểu các kiến thức về xu hướng thời trang mới nhất, thị hiếu của những đối tượng đang theo dõi bạn, phong cách cá nhân bạn đang theo đuổi. Đồng thời, bạn cũng cần liên tục trải nghiệm những bộ sưu tập mới nhất, đưa ra nhận xét nghiêm túc, đánh giá chân thực, sống động và khách quan nhất.
Mở rộng Networking
Đây là yếu tố bắt buộc phải có nếu bạn muốn trở thành một KOC thực thụ. Bạn cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác, cùng phát triển với các bộ phận booking của Agency, MCN,..hay đối với các thương hiệu mà bạn có chuyên môn hoặc sức ảnh hưởng đến tệp khách hàng mục tiêu của họ.
Mở rộng Networking sẽ mở ra cho bạn cơ hội được hợp tác để làm đại diện thương hiệu. trải nghiệm sử dụng sản phẩm, hay nhận hoa hồng thông qua hình thức tiếp thị liên kết Affiliate trên Tiktok và Instagram.
Đầu tư cho chính mình
Để có sức ảnh hưởng lớn hơn, bản thân KOC phải trau dồi, hoàn thiện không ngừng, đầu tư thật nhiều cho chính mình.
Ví dụ, nếu là một KOC ẩm thực, cần học cách chụp ảnh, quay dựng phim, trình bày món ăn sao cho ngon miệng, bắt mắt… Chẳng hạn như KOC mảng ẩm thực H I M & Ngọt luôn luôn sáng tạo những kiểu thức nấu ăn mới, âm thanh hấp dẫn, món ăn độc đáo,… Kết quả, kênh Tik Tok đã thu về hơn 469.5M views cho cặp đôi này.
Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Muốn trở thành một KOC chuyên nghiệp, bạn cũng phải xác định cho mình tệp khách hàng mục tiêu. Từ đó, tập trung đầu tư cho bản thân, xây dựng nội dung, chuyên môn, kiến thức,.. để thuyết phục những đối tượng đó.
Tệp khách hàng mục tiêu được xây dựng dựa trên việc xem xét các yếu tố như: độ tuổi, khu vực, giới tính, sở thích, thói quen sống, thu nhập,…
Nghề KOC kiếm tiền bằng cách nào?
Gần tương tự như KOL, thu nhập của KOC không giới hạn, có thể đến từ việc chạy quảng cáo qua các clip review trên mạng xã hội Tiktok, Youtube,..; tham gia sự kiện, chiến dịch quảng bá thương hiệu,…
Trong đó, nghề KOC kiếm tiền chủ yếu thông qua 3 phương thức sau:
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình kiếm tiền online phổ biến, cho phép KOC kiếm thu nhập thu động thông qua mức hoa hồng thoả thuận khi người tiêu dùng mua hàng ở đường link sản phẩm, dịch vụ.
Theo đó, KOC sẽ nhận xét, đánh giá sản phẩm mình đã sử dụng, gắn link mua hàng trên mô tả bài đăng. Nếu có người đăng ký hoặc mua hàng thông qua đường link mà KOC giới thiệu, KOC đó sẽ được nhận thêm hoa hồng.
Hiện nay, KOC có thể thực hiện Affiliate Marketing qua các liên kết trực tiếp từ mạng xã hội đến các sàn thương mại điện tử như Tiktokshop, Shopee, Lazada hoặc các kênh mua sắm trung gian khác.
Từ khi xuất hiện nền tảng Tiktok và Tiktokshop, nghề KOC gần như đã trở thành “vua của mọi nghề” với hàng trăm casestudy kiếm cả trăm triệu, tỷ đồng trên nền tảng.
Livestream
Livestream (Phát trực tiếp) bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,.. không còn quá xa lạ trong những năm gần đây. Phương thức bán hàng hiện đại, độc đáo đã trở thành làn sóng bùng nổ trong thời đại công nghệ phát triển, đem lại không ít thu nhập cho nhiều KOC.
Hình thức livestream vừa giúp KOC tiếp cận giao lưu với khách hàng dễ dàng hơn, vừa giúp lượng sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ nhanh chóng.
Nhận Booking PR, tham gia Event
Đối với những KOC có mức độ nổi tiếng nhất định, việc nhận booking PR, tham gia các event ra mắt sản phẩm mới hay trải nghiệm dịch vụ của nhãn hãng cũng đem lại cho họ không ít thu nhập.
Bạn có thể xem danh sách và giá booking của các KOC trên website mykol.vn là có thể hình dung về nguồn thu của KOC lớn cỡ nào.
FAQ
KOC cần bao nhiêu người theo dõi?
Không có con số cụ thể bởi bên cạnh số người theo dõi, sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất đối với một KOC. Dù KOC chưa có nhiều người theo dõi nhưng lại ảnh hưởng lớn đến một cộng đồng người tiêu dùng đáng tin cậy thì vẫn tạo ra được sự tin tưởng lớn đến khách hàng.
KOC có thể kiếm tiền như KOL không?
Có, KOC vẫn có thể kiếm tiền thông qua một số công việc tương tự như KOL như Youtube, làm mẫu ảnh, tham gia event, sự kiện, nhận PR. Tuy nhiên, thay vì nhãn hàng trả tiền cho KOL để review sản phẩm thì KOC phải chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm để nhận lại hoa hồng từ thương hiệu dựa trên số đơn hàng tiếp thị liên kết thành công.
Ngoài ra, bạn có tham khảo bài viết tại đây sau để phân biệt KOL và KOC dễ dàng hơn.
Chi phí cho KOC có nhiều không?
Chi phí hợp tác với KOC phụ thuộc vào cách thức hợp tác và phạm vi hoạt động của KOC trong chiến dịch. Có nhiều cách trả phí cho KOC:
- Trả một khoản tiền nhất định để KOC đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người theo dõi của họ. Hình thức này yêu cầu số tiền trả cho KOC phải dựa trên cả mức độ ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng.
- Cung cấp sản phẩm/dịch vụ miễn phí để nhận những đánh giá, chia sẻ tích cực từ KOC.
- Tạo các chương trình liên kết Affiliate KOC, trích phần trăm hoa hồng hoặc phần thưởng cho mỗi sản phẩm/dịch vụ được bán thông qua liên kết của họ.
Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết lý giải khái niệm “KOC là gì?”, các bước đánh giá KOC hiệu quả hay mách bạn những lưu ý khi booking KOC cho chiến dịch Marketing doanh nghiệp. MyKOL hiện đang là nền tảng booking KOC hàng đầu tại Việt Nam. Với dịch vụ dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng, tiện ích hấp dẫn cùng chính sách hỗ trợ tối ưu, hãy trải nghiệm ngay dịch vụ tại website hữu ích này để giúp chiến dịch Marketing KOC hiệu quả hơn nhé!