Home BlogFun Giải đáp từ A – Z những thắc mắc về Ngành Kinh tế [MỚI NHẤT]

Giải đáp từ A – Z những thắc mắc về Ngành Kinh tế [MỚI NHẤT]

by Admin




Trong bối cảnh toàn cầu hoá, Việt Nam ngày càng tham gia sâu hơn vào hội nhập kinh tế thế giới. Đây là cơ hội, cũng như là thách thức với sự phát triển đất nước. Đứng trước những cơ hội và thách thức đó, việc đào tạo, bồi dưỡng các nhà kinh tế học luôn được quan tâm hàng đầu. Cùng mình giải đáp những thắc mắc về ngành kinh tế thông qua bài viết này nhé.

1. Kinh tế học là gì?

Kinh tế là khối ngành sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về kinh tế. Những thông tin từ ngành học sẽ giúp sinh viên chuẩn bị trước những cơ hội được tham gia làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả cơ hội việc làm ở các cơ quan nhà nước.

Có thể thấy, kinh tế có sức ảnh hưởng và tác động rất lớn trong cuộc sống của con người. Sự thịnh vượng của một quốc gia có phát triển hay không đều được đánh giá thông qua nền kinh tế. Nếu quốc gia có một nền kinh tế mạnh thì các lĩnh vực khác cũng đều phát triển. Lĩnh vực kinh tế có mối liên hệ mật thiết đến các lĩnh vực quan trọng khác như chính trị, quân sự, quốc phòng, văn hoá – xã hội. Nói trên thực tế, nếu một nền kinh tế không đủ mạnh thì sẽ chẳng có lĩnh vực nào khác kinh tế mạnh nữa.

Thắc mắc về ngành kinh tế

2. Các ngành học của khối ngành kinh tế

Ngành kinh tế rất rộng và đào tạo một lượng lớn nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phải kể đến một số ngành “hot”, được đông đảo học sinh, sinh viên quan tâm:

Nhóm ngành quản trị

Có thể kể đến một số ngành như quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, marketing,… Ngành này cung cấp một lượng kiến thức rộng cũng như kĩ năng để bạn trở thành nhà quản trị trong tương lai. Bạn cần có một nền tảng chuyên môn, kiến thức tổng quát về kinh tế. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi một số kĩ năng của nhà quản lý như: kỹ năng quan sát, đàm phán, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề

Ví dụ như ngành kinh doanh quốc tế, thương mại, ngoại thương, bạn sẽ được học sâu về các môn chuyên ngành liên quan chứ không nghiên cứu sâu về kiến thức tổng quát như ngành quản trị.

Nhóm ngành tài chính – ngân hàng

Sinh viên theo học nhóm ngành này sẽ có kiến thực kinh tế tài chính doanh nghiệp, quản tị tài chính các công ty đa quốc gia, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, đầu tư chứng khoán, phân tích tài chính, nghiệp vụ ngân hàng và bảo hiểm

Một nhà tài chính tạo điều kiện gián tiếp hoặc trực tiếp cung cấp các khoản đầu tư cho các công tu và doanh nghiệp mới thành lập hoặc là đã thành lập trước đó. Thường liên quan đến các khoản tiền lớn, ví dụ như mua bán, sát nhập doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp,… Thu nhập của họ được trả lại bằng lãi suất từ một phần vốn của chủ sở hữu thuộc công ty được trao cho họ theo quy định thoả thuận kinh doanh. Một nhà tài chính có thể tạo thu nhập thông qua giá trị tiền hưởng lợi từ tiền hoa hồng, hiệu suất hay quản lý lệ phí.

Ngành kinh tế

Kế toán và kiểm toán

Đây là khối ngành được đa số các bạn nữ ưa chuộng. Khi ra trường, ngành này chủ yếu các bạn sẽ được làm việc trong môi trường văn phòng. Công việc chính là tiếp xúc với nhiều số liệu, dữ liệu, báo cáo của các công ty hoạc donah nghiệp. Trong một tổ chức, vai trò của kế toán viên là rất quan trọng.

Để là một kế toán viên giỏi, bạn cần có kỹ năng tính toán nhanh, tốt, kỹ năng tổng hợp thông tin hiệu quả. So với các nhóm ngành khác thuộc lĩnh vực kinh tế, thu nhập của một kế toán không quá cao, nhưng ổn định và tuỳ vào năng suất làm việc của từng cá nhân.

3. Nên theo học ngành Kinh tế ở trường nào?

Là mọt ngành học “hot” cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều sinh viên theo học và cũng có nhiều trường tổ chức đào tạo. Đứng trước nhiều sự lựa chọn, các sĩ tử có thể rất hoang mang. Có thể kể đến những trường có lịch sử lâu đời và uy tín trong việc đào tạo ngành Kinh tế:

  • Tại Hà Nội: Trường Đại học Ngoại Thương (Foreign Trade University), Đại học Kinh tế quốc dân (National Economics University), Học viện tài chính (Academy of Finance), Học viện Ngân hàng (Academy of Banking),…
  • Tại Hồ Chí Minh: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật,…

Với một khối ngành đào tạo đa dạng như nh tế thì cơ hội làm việc trong tương lai rất rộng mở. Mong rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho những thắc mắc của mình về ngành kinh tế.

Chúc bạn luôn thành công!

XEM THÊM:

You may also like

Leave a Comment