Khi nhắc đến Luận văn tốt nghiệp thì chắc hẳn, không còn xa lạ với nhiều bạn sinh viên. Nhất là những bạn sinh viên năm cuối đang bận rộn chuẩn bị những bài luận để ra trường. Mặc dù vậy, vẫn còn có nhiều bạn chưa biết thế nào là Luận văn tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm nhiều về nó. Đúng vậy, đến với Báo Song Ngữ thì các bạn sẽ nhanh chóng được giải đáp thắc mắc này.
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày về khái niệm và các bước để có bài Luận văn tốt nghiệp tốt.
1. Khái niệm về Luận văn tốt nghiệp
Lúc chúng ta còn học bậc tiểu học hay trung học đều có những bài tập cô giáo cho về nhà. Cũng như vậy, ở Đại học thì cô giáo cũng sẽ giao bài về nhà cho sinh viên nhưng ở đây thì nó ở mức độ khó hơn và rộng hơn.
a. Khái niệm
Luận văn (luận văn tốt nghiệp): là một văn bản nghiên cứu của các sinh viên Đại học vào cuối kỳ học về một chủ đề nào đó và cấu trúc luận văn sẽ do yêu cầu của giáo viên hoặc từng trường quy định. Luận văn sẽ được làm vào cuối khóa học để trình bày những kết quả nghiên cứu về chủ đề đã chọn. Sau khi bảo vệ xong thì bạn sẽ kết thúc khóa học và tốt nghiệp. Trong tiếng anh sẽ tương đương với Thesis/Dissertation.
Khái niệm này tương đương với khóa luận, đồ án tốt nghiệp ở một số trường, nhưng luận văn mang tính chất nghiên cứu lý thuyết nhiều hơn – còn đồ án (dành cho khối ngành kỹ thuật, thiết kế…) chủ yếu là thực hành, có thể tạo thành 1 sản phẩm cụ thể.
b. Mục đích của Luận văn tốt nghiệp
Mục đích của luận văn là học tập, phản ánh kết quả của quá trình học tập của mỗi cá nhân. Đây, cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện được sự lao động độc lập của một người với nhiều ý tưởng sáng tạo và bài viết khoa học của họ.
Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc và phải đạt yêu cầu như:
+) Luận văn phải có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn.
+) Số liệu và các nguồn trích dẫn phải thật chính xác và đáng tin cậy.
+) Về văn phong phải mạch lạc, chuẩn xác; trình bày theo cấu trúc và sạch sẽ.
+) Trình bày đúng quy định và thể hiện người viết có phương pháp nghiên cứu.
2. Quá trình để có một bài Luận văn tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài luận văn
Đối với các Đề tài luận văn có thể do Trường, Bộ môn, các thầy, cô giáo gợi ý hay do bản thân sinh viên đề xuất nhưng không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trước đó. Tốt nhất là sinh viên tự tìm hiểu, suy nghĩ và đề xuất vấn đề nghiên cứu trên cơ sở tài năng, chuyên ngành tốt hơn, năng lực, mối quan hệ, điều kiện thuận lợi với mỗi các nhân … hay những ý tưởng đã hình thành trước đó của mình.
Những ý tưởng nghiên cứu thường được hình thành khi: nghe giảng trên lớp; đọc sách báo, tranh luận với các nhà khoa học, đồng nghiệp; thực tập, thực tế tại các cơ quan, công ty.
Trên cơ sở những ý tưởng nghiên cứu, sinh viên sẽ tiến hành lựa chọn và đặt tên cho đề tài.
Bước 2. Xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
a) Về xây dựng đề cương.
Dựa trên cơ sở mà tên đề tài đã được thông qua thì các sinh viên nên xác định đối tượng, mục tiêu, bố cục, đề cương và phạm vi được nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu cũng là bố cục của luận văn, gồm có các chương, các phần tiêu đề nhỏ để bổ sung cho nhiều đoạn, một số mục phản ánh được đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ phần mở đến kết đoạn một cách logic và chuẩn xác.
Nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương là: tên các chương.
b) Về Kế hoạch nghiên cứu.
Các bạn nên tự lập cho bản thân một kế hoạch để nghiên cứu đề tài. Trước hết thì các bạn sinh viên phải có bản kế hoạch cho công việc; tìm tòi, lên ý tưởng cho bài luận văn. Nếu các bạn không có bản kế hoạch nghiên cứu thì có thể nhanh chóng không biết được công việc tiếp theo là gì.
Đối với kế hoạch nghiên cứu để làm nên luận văn cần đưa ra được mục đích, công việc gì, làm trong bao lâu,… để đảm bảo được tiến độ của bài.
Bước 3: Giảng viên hướng dẫn duyệt bố cục, khung nội dung luận văn
Tại trường thì các giáo viên sẽ xem qua và duyệt những chủ đề, bố cục của các bạn sinh viên có hợp lý hay không.
Thầy giáo, cô giáo sẽ có thể giúp sinh viên có hướng đi đúng, khung cho các nội dung hợp. Vì họ là những người có kinh nghiệm về chuyên ngành, có cách sắp xếp bố cục rõ ràng hơn.
Từ đó mà các bạn sinh viên xây dựng, thêm các ý cho đoạn văn trở nên logic.
Bước 4. Triển khai viết luận văn – báo cáo định kỳ
Tại đây, các bạn sinh viên xây dựng ý, triển khai các đoạn cho luận văn trở nên logic, dễ hiểu và chuẩn xác trên từng câu.
Nên tìm các nguồn tài liệu tham khảo chính gốc từ chính phủ để trích xuất dữ liệu thông tin. Sau đó, nhớ lưu trữ lại các trang lại để trách mất lúc cần kiểm tra lại.
Sau đó, báo cáo bài luận theo định kỳ giúp cho bài luận văn trở nên hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn.
Bước 5. Giảng viên hướng dẫn review lần cuối – chỉnh sửa – in báo cáo lần 1
Bước này khá là quan trọng đối với bài luận văn tốt nghiệp. Vì, từ đây mà giáo viên xem lại hướng dẫn lần cuối về các lỗi sai. Từ đó, các bạn chỉnh sửa, bỏ qua các ý không thực sự cần thiết lại bài luận văn rõ ràng và mạch lạc. Tiếp, in báo cáo lần 1 cho bài luận văn tốt nghiệp.
Bước 6. Gặp giảng viên phản biện – chỉnh sửa – in báo cáo lần 2, GVPB chấp nhận đề tài được đưa ra hội đồng
Sau khi phản biện xong thì các bạn nên chỉnh sửa lại và in báo cáo lần 2.
Các bạn đừng lo ngại việc in ấn nhiều hay tốn tiền ra sao. Vì đây là một bài luận văn tốt nghiệp cực kỳ quan trọng cho điểm và là điều kiện để ra trường. Do vậy, hãy cứ làm tốt đi, đừng lo ngại về tiền bạc.
Giáo viên phản biện sẽ là người chấp nhận đề tài có được đưa ra hội đồng hay không.
Bước 7. Báo cáo luận văn trước Hội đồng
Sau hoàn thành bài, sinh viên báo cáo luận văn trước Hội đồng để Ban giám khảo chấm điểm. Trả lời các câu hỏi mà họ đưa ra, bảo vệ về bài luận của bản thân mình. Vì đây là một khâu quan trọng, nên các sinh viên, học viên phải chuẩn bị kỹ càng và chu đáo cho bài viết thuyết trình; tập thuyết trình lưu loát trong khoảng thời gian cho phép.
Bước 8. In luận văn hoàn chỉnh, đóng bìa đỏ/ xanh chữ vàng và chờ điểm
Đây là bước cuối cùng của việc hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp là in luận văn hoàn chỉnh. Sau đó đóng bìa cẩn thận, bắt mắt và sạch sẽ nhất.
Cuối cùng là các sinh viên, học viên đợi kết quả điểm về khóa luận này.
3. Về bố cục 1 bài luận văn tốt nghiệp
Nội dung chính của một bài luận văn gồm nhiều chương. Tùy theo nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, chuyên ngành, bậc đào tạo mà có số chương khác nhau, nhưng thông thường gồm các chương sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Giới thiệu chủ đề nghiên cứu của luận văn để làm rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của chủ đề. Nội dung bao gồm bối cảnh, đặt ra các giả thuyết và mục tiêu nghiên cứu sẽ đạt được.
a) Chương này thường gồm các phần sau:
+) Đặt vấn đề nghiên cứu: Nêu lý do hay sự cần thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu.
+) Mục tiêu nghiên cứu.
+) Mục tiêu chung: Mục tiêu cơ bản, cuối cùng, tổng quát của đề tài nghiên cứu.
+) Mục tiêu cụ thể: Phát triển mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn, ở mức độ chi tiết, nhằm nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của đề tài.
b) Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Địa bàn, cơ quan nghiên cứu.
Thời gian: Thời gian thu thập số liệu, thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nội dung phải tổng quan được tài liệu liên quan đến chủ đề của luận văn để làm cơ sở cho việc thiết kế các nội dung nghiên cứu. Tài liệu phải có tính cập nhật, viết có tính phân tích tổng hợp và chuẩn xác.
Phải ghi đầy đủ họ và tên tác giả, năm, tên bài nghiên cứu, số liệu, phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu.
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Cơ sở lý luận.
Trình bày khung lý thuyết nghiên cứu.
Trình bày và thảo luận các khái niệm quan trọng nhất liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu đo lường được sử dụng trong đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được nghiên cứu của tác giả.
b) Phương pháp nghiên cứu.
+) Phương pháp thu thập số liệu
Trình bày chi tiết về số liệu được sử dụng trong nghiên cứu.
+) Phương pháp phân tích số liệu.
Trình bày và thảo luận các lý thuyết, mô hình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các kết quả thực hiện về vấn đề nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước để làm cơ sở cho các bổ sung.
+) Xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn (ví dụ mô hình sự thỏa mãn của nhân viên, mô hình lòng trung thành của khách hàng…).
+) Trình bày chi tiết về phương pháp phân tích.
Chương 4: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (Cơ quan hoặc địa bàn nghiên cứu)
Tên chương này phải điều chỉnh cho phù hợp với từng nội dung đề tài.
+) Khái quát địa bàn nghiên cứu, tổ chức có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+) Tổng quan về môi trường vĩ mô, sản xuất kinh doanh của ngành, các thể chế, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu.
+) Đánh giá thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tên chương chỉ mang tính gợi ý, tùy theo nội dung nghiên cứu chương này có thể được điều chỉnh thành nhiều chương theo mục của đề tài.
4. Một số khái niệm liên quan khác
+) Luận án: Hiện tại chúng tôi mới thấy luận án tiến sĩ. Luận án thông thường sẽ phải nghiên cứu rất chuyên sâu về một chủ đề nào đó cụ thể. Trong tiếng anh sẽ tương đương với Doctoral Thesis/Dissertation.
+) Chuyên đề: Chuyên đề là văn bản trình bày về chủ đề nào đó. Nó rất giống với “bài tập lớn” hay “tiểu luận”. Thông thường cụm từ này dành cho các ngành kinh tế. Về độ lớn (kích thước trang) thì chuyên đề có thể tương đương đương hoặc lớn hơn tiểu luận, và sẽ nhỏ báo cáo thực tập, có thể coi là luận văn thu nhỏ.
+) Khóa luận: Ở một số trường thì coi nó như luận văn, tiểu luận lớn. Khóa luận và một văn bản nghiên cứu về đề tài nào đó. Bạn có thể coi nó là kích thước thường ít số trang hơn luận văn. Thông thường dành cho một số trường đại học.
+) Báo cáo thực tập tốt nghiệp (về chủ đề nào đó): Báo cáo thực tập tốt nghiệp là loại báo cáo mà về quá trình thực tập, chuẩn bị ra trường của bạn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ được làm trước khi làm luận văn tốt nghiệp (hoặc thi tốt nghiệp).
+) Bài thu hoạch: Thu hoạch ở đây là thu hoạch được kiến thức mà chính học viên, sinh viên hiểu được. Cấu trúc bài thu hoạch bạn có thể viết có thêm cảm nghĩ, cách hiểu, cảm xúc giống như bài luận (hay bài làm văn).
+) Đồ án tốt nghiệp: là đồ án tố nghiệp của toàn khóa học, thường dành cho ngành kỹ thuật (tương đương với luận văn dành cho ngành kinh tế). Thông thường đồ án tốt nghiệp là lớn hơn, tổng hợp hơn bài tập lớn.
Trên đây, chúng tôi đã trình bày về khái niệm và các bước để chuẩn bị được một bài luận văn tốt nghiệp cho các bạn sinh viên. Hy vọng nó hữu ích với các bạn.
XEM THÊM:
- [Hướng dẫn A – Z] Đơn xin việc viết tay chuẩn nhất! (Kèm mẫu)
- #99 Châm ngôn sống bằng tiếng Anh hay nhất ( UPDATE 2020)
- Cách nói Cảm ơn trong tiếng Anh & Một số mẫu câu phổ biến