Home BlogSách Review sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? [ PDF MIỄN PHÍ]

Review sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? [ PDF MIỄN PHÍ]

by Admin




Roise Nguyễn – tác giả của cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” mang đến hơi hướng mới cho tuổi trẻ, một sự trải nghiệm không hề viễn vông, vô ảo bù lại trong đó là sự thực tế không chứa đựng lý thuyết hão huyền. Một người ngấp nghía ngưỡng cửa của tuổi ba mươi bày tỏ sự nuối tiếc về tuổi đôi mươi “không nhộn nhịp” và đầy “nuối tiếc”.

Tôi sẽ mang đến cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Roise Nguyễn để “định giá” tuổi trẻ cùa chính bản thân chúng ta, không tồn tại một “sự nuối tiếc” cho tuổi trẻ đầy nghị lực và cống hiến hết mình cho một tương lai mai sau.

“Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phỉa là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng. hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được.

 Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống.”

Review nội dung sách

Tôi thích cách người ta đặt cho Roise Nguyễn cái tên “Nhà giả kim” tuy rằng tác giả viết những điều thực tế chứ không xa vời, cổ điển. Một kinh nghiệm thực tế của một người từng trải nhưng cuốn sách khiến tôi liên tưởng tới cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!” của Adam Khoo. Có lẽ, Roise Nguyễn chưa thể thuyết phục tôi về cách thay đổi theo hướng tích cực nhưng tôi thích cách viết bằng những trích dẫn nổi tiếng.

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” được Roise Nguyễn vạch ra rất rõ ràng với ba phần chính nổi bật “Học như thế nào – Học đi đôi với hành – Đi để làm gì” theo cách thông thường mà biết bao người đọc hình dung nhưng theo tôi phần cuối nên được hiểu là “Đi để tỏa sáng” thay vì chỉ là “Đi”. Tác giả như muốn nhấn mạnh cách Tỏa sáng sau khi Học – Làm hơn là đi rồi chẳng tích cực tỏa sáng.

Phần 1: Tôi đã học như thế nào?

Ngay mở đầu, Roise Nguyễn đã nhấn mạnh về giả thiết “Nếu tôi còn hai mươi” như muốn níu giữ lại tuổi trẻ chưa trọn vẹn. Rồi đó là cách tác giả quay ngược quá khứ để thay đổi những nuối tiếc ở tuổi hai mươi với chân lý “Sách là tất cả” và dạy người trẻ cách đọc sách hữu ích. Bởi lẽ, trường học không phải là chỗ dựa vững chãi ở quyết định tương lai ra sao. Ở đây, tác giả còn tự mình giãi bày về trường đại học của mình – trường đại học Ngoại thương danh giá được mệnh danh là Harvard của Việt Nam.

Khi đọc đến đoạn tự sự về trường đại học Ngoại thương, tôi cực kì phấn khích và cố gắng lưu giữ lại từng chữ trong đoạn này. Bởi lối viết cuốn hút của tác giả khiến tôi như trở thành nhân vật trong đó trải qua tháng năm sinh viên. Sự đồng cảm của một tiền bối đi trước dành cho người hậu bối đằng sau với vô vàn trải nghiệm đặc biệt.

Tác giả có nhiều hối tiếc khi những năm tháng tiếc nuối là không chủ động tiếp thu kiến thức và sau đó là không làm nhiều. Và, tác giả nhận ra điều đó thì thời sinh viên đã khép lại. Một kinh nghiệm đáng quý dành cho các hậu bối vẫn còn thời sinh viên tươi đẹp. Kết thúc phần 1 là giá trị nghịch cảnh “Hãy bơi đi” đừng để chìm đắm trong những thất vọng của cuộc đời.

“Vậy nên, bạn thân mến, đừng cầu nguyện để đời bạn không phải trải qua những nghịch cảnh, khó khăn. Mà cầu nguyện để bạn đủ sức lực để đương đầu với những sóng gió của cuộc đời. Hãy mỉm cười, nhìn lên bầu trời cao xa. Dù là ngày trời xanh nắng đẹp hay ngày mây mù âm u, thì bạn cũng sẽ không có cơ hội nhìn thấy bầu trời chính xác như thế này lần nữa. Ngày hôm nay trôi qua sẽ là mãi mãi không quay trở lại. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua. Trong khi đó, thì đừng chìm trong những thất vọng của đời mình nhé.”

Phần 2: Học đi đôi với hành

Lối viết ưu điểm của Roise Nguyễn là những dòng trích dẫn có giá trị sâu sắc ăn khớp với từng phần do thói quen ghi chép vào quyển sổ nhỏ đến lúc cần chỉ cần mở ra có ngay. Nối tiếp phần 1 còn dở dang cần bước thực hành về tiềm năng của bản thân qua ba bước rõ ràng, cụ thể:

“Bước một: Loại bỏ những nguyên nhân ngăn cản việc phát triển tiềm năng. Những nguyên nhân này có thể là các yếu tố bất lợi từ môi trường, hoặc thói quen xấu ảnh hưởng tới việc tập trung phát triển.

Bước hai: Tiếp cận với những công cụ, cách thức để nâng cao khả năng của mình. Đó là việc tìm kiếm những người thầy giỏi, những quyển sách, những khóa học, những người bạn, cộng đồng, những phương pháp luyện tập liên quan tới khả năng mà bạn đang muốn phát triển, để học hỏi từ những nguồn đó.

Bước ba: Có sự cam kết cá nhân, sự nỗ lực và kiên trì trong quá trình luyện tập để phát huy tối đa tiềm năng. Nếu không có sự kiên trì, nỗ lực trên con đường mài giũa khả năng, thì ta không thể nào đạt đến thành công như mong muốn.”

Sau khi biết tiềm năng của bản thân, chúng ta cần biết “Làm thế nào để hiểu mình” qua sự thấu hiểu chính bản thân. Đó là đam mê “Đam mê là tất cả” hay “Dốc hết tình yêu”. Tôi phân vân giữa “đam mê” và “đốc hết tình yêu” ở đây, tôi vẫn chưa thực sự hiểu rõ.

Đúc kết lại, chúng ta phải học cách để hỏi “Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát nhưng nếu không hỏi sẽ dốt suốt đời”- trích dẫn từ ngạn ngữ Trung Hoa. Sự thiếu sót nếu chỉ học, chỉ hiểu mà không hành động – “Sức mạnh của thói quen”. Cách xây dựng một thói quen bền vững và có định hướng cho bản thân. Tóm lại, “Cuộc đời là một bộ phim mà trong đó ai cũng phải đóng vai trò nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong vở diễn đời mình?”.

Phần 3: Đi để tỏa sáng

Mở đầu bằng học rồi tiếp đó là thực hành và cuối cùng cần đứng lên đi để tỏa sáng. Có lẽ, phần 3 chưa thực sự mang tính thuyết phục và gây hiệu ứng mạnh đến tôi. Dường như tôi chỉ chú tâm đọc thật kĩ ở nửa đầu trong phần này và dần về cuối tôi chỉ càng dừng lại ở những câu man mấu chốt nhất của từng đoạn nhỏ. Với tôi, ấn tượng lớn nhất phải chăng là câu “Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống”.

Đúng vậy, tuổi trẻ như thời gian chỉ đến chứ chẳng bao giờ quay ngược lại để chúng ta cố gắng hết sức một lần nữa. Roise Nguyễn nói đúng “hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày”. Dẫu cho cuộc đời còn dài nhưng hãy hết mình vì mọi thứ đang làm như thể chúng ta chỉ còn duy nhất một ngày để tồn tại, cống hiến hết khả năng để rồi không hối tiếc những điều đã qua.

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của Roise Nguyễn cho tôi thật nhiều suy nghĩ về cuộc sống hiện tại tuy rằng tôi đang ở đúng ngưỡng mà dường như thời gian dành cho bản thân tôi. Học và hành thì có thể trở thành hành trang cần cho “chiếc ba lô lữ hành” của tôi nhưng “tỏa sáng” chưa hẳn đã đủ khiến tôi có thể “sắm sửa” vào chiếc ba lô đó. Sự hụt hẫng chưa thực sự mang lại sức hút khiến tôi chú tâm ở phần 3.

Qua cuốn sách, tôi đánh giá cao ở sự trải nghiệm thực tế của tác giả và hành trang vô cùng lý thú sử dụng trong mọi hoàn cảnh là những câu trích dẫn hay mà tác giả sưu tầm được. Mỗi kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn của tác giả là những bài học đáng giá nhưng phải chăng để đưa chúng vào cách thay đổi dành cho mỗi người lại là điều khó. Bởi, nó sẽ là đúng với nhiều người trong hoàn cảnh cụ thể nhưng lại trở nên “vô nghĩa” với những người khác hay có khi lại “ngược chiều”.

Tựa đề “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” có ý nghĩa quan trọng ở sự thể hiện của mỗi người khi còn trẻ. Ở tuổi đôi mươi, tuổi trẻ có “vô giá” hay chỉ “con số 0” là phụ thuộc vào cách chúng ta kết hợp việc học – hành – tỏa sáng ra sao? Học là thứ tích lũy đầu tiên nhưng kết hợp là “hành” những thứ đã học được và cuối cùng vận dụng tất cả để tỏa sáng như những ngôi sao sáng chói trên bầu trời.

Tỏa sáng không phải theo một khuôn dập từ một người để lại, hãy chỉ học và đúc kết kinh nghiệm để ứng biến để trở thành ngôi sao sáng nhất trong vô vàn ngôi sao sáng khác trên bầu trời kia. Một mai nhìn lại, ngôi sao đó vẫn sáng chói và tỏa sáng theo cách riêng nhờ người tạo dựng “khuôn”.

Bài Review cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” trên đây hi vọng mang đến cho người đọc cái nhìn bao quát. Hi vọng qua bài review này người đọc sẽ đón nhận một tác phẩm “khuôn mẫu” của Roise Nguyễn  và biến những điều trong cuốn sách này thành một “cái riêng” cho bản thân ở vô vàn “cái chung”. V.I.Lenin đã từng viết: “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.

Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là một khía cạnh của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”. Tôi khuyến khích người đọc nên đọc cuốn sách này để dành cho tuổi trẻ những kinh nghiệm.

Đặc biệt, người đọc đang ở ngưỡng hai mươi nên đọc để có cách “tỏa sáng” cho một tuổi trẻ đầy hoài bão chứ đừng để sự tiếc nuối trong tác giả Roise Nguyễn lặp lại trong mình. Sự nuối tiếc đó vẫn dai dẳng theo chúng ta đến suốt cuộc đời về sau bởi không hết mình vì tuổi trẻ khi có đầy đủ sức khỏe và khả năng để cống hiến. Tương lai trọn vẹn hạnh phúc hơn khi chúng ta có một thanh xuân khí thế và không tồn tại hai chữ “nuối tiếc”.

Mình không chọn đọc bản PDF vì chữ khá nhỏ, chất lượng kém nên đã quyết định “rinh” ngay một cuốn sách về tự thưởng cho bản thân. Với app mua sách online giúp mình chỉ tốn khoảng 50.000 nghìn đồng thôi nên mình recommend các bạn mua sách giấy nhé, còn ủng hộ tác giả ra nhiều sách với nội dung bổ ích như này nữa!

Ưu điểm của sách giấy

  • Thiết kế bìa đẹp, màu sách khá bắt mắt
  • Sách mỏng, tiện lợi cho việc mang đi mọi lúc, mọi nơi
  • Note lại ngay được những lời khuyên lý thú và bổ ích trong sách để có một tuổi trẻ đáng giá
  • Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Chỉ chưa tới 70.000 nghìn đồng bạn đã sở hữu một cuốn sách self – help rồi

Tải sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?

Link mua sách giấy giá rẻ: https://shorten.asia/vuRJYjX7

(Mua giá rẻ với Mã giảm giá mua sách Tiki)

Link PDF: http://bit.ly/2Nla6Ml

Xem thêm nhiều sách hay miễn phí Tại đây.

 

You may also like

Leave a Comment